Những cuộc đại chiến giữa các thương hiệu đình đám, ai là người chiếm ưu thế?

Nền kinh tế mở cửa, khiến các sản phẩm nước ngoài ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, trong số đó thành công nhất có lẽ là thị trường đồ ăn nhanh. Khi vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân, thị hiếu của giới trẻ. Có thế nói, Việt Nam chính là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực này phát triển. Chính vì thế, hiện nay ở nước ta xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp đồ ăn nhanh như: KFC, Lotteria, McDonald’s,….Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp này đã tạo ra những cuộc đối đầu rất thú vị giữa các sản phẩm giống nhau.

Ở sản phẩm gà rán chính là cặp đối thủ “người tám lạng kẻ nửa cân” KFC và Lotteria. Có thể nói, KFC chiếm lợi thế hơn khi là sản phẩm đầu tiên du nhập vào Việt Nam, hình thành trong tiềm thức người Việt khái niệm về đồ ăn nhanh. Chính vì thế, nó trở thành một sản phẩm quen thuộc của nhiều người, với một lượng lớn khách hàng trung thành. Không những thế, nhờ đi trước KFC còn chiếm được những vị trí đắc địa để xây dựng cửa hàng làm sao thu hút được khách hàng nhất.

Là kẻ đến sau nhưng Lotteria cũng không tỏ ra lép vế. Công ty này quyết tâm đối đầu trực diện với ông trùm KFC. Cuộc đối đầu này tạo ra được một hiệu ứng rất thú vị.  Đó là có những thời điểm, tại khắp các tỉnh thành trên cả nước ở đâu có bảng hiệu của Lotteria thì đối diện phía bên kia người ta sẽ thấy xuất hiện ngay một KFC và ngược lại. Cùng một sản phẩm, cùng sử dụng logo và màu chủ đạo giống nhau, 2 ông lớn trong phân khúc gà rán này tạo ra một cuộc đối đầu không ai nhường ai. Dù là trong siêu thị, cửa hàng, các khu trung tâm thương mai, ở đâu có Lotteria là ở đó xuất hiện KFC và ngược lại. Thậm chí, các chiêu bài giảm giá được thường xuyên sử dụng để lôi kéo khách hàng. Chính cuộc đối đầu này lửa này mà nhiều thương hiệu gà rán ngay sau đó du nhập vào Việt Nam cũng không gặt hái được nhiều thành công, bởi sự chiếm sóng gần như là tuyệt đối của 2 ông lớn này.

Trào lưu bakery & café du nhập vào Việt Nam năm 2007 đã tạo nên một cơn sốt rất mạnh trong thị hiếu của người tiêu dùng. Nếu trước đây, người dân chỉ quen thuộc với một số thương hiệu bánh ngọt trong nước như Kinh Đô, Đức Phát, Gival, Brodard, Hỷ Lâm Môn, ABC…cùng một số thương hiệu ngoại khác. Tuy nhiên, từ khi hình thức kinh doanh bánh ngọt cùng kết hợp một số hình thức dịch vụ như cafe, địa điểm cho khách hàng bùng nổ đã thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Vì thế, các thương hiệu ngoại như: Tour Les Jours (Hàn Quốc), Break Talk (Singapore), Paris Paguett (Hàn Quốc), Le Tokyo Baum (Nhật Bản), Dunkin’ Donuts (Mỹ)…cạnh tranh nhau rất khốc liệt làm sao có thể thu hút được khách hàng. Nhận thấy mối nguy cơ hiện hữu rất lớn, các thương hiệu Việt cũng đã phải thay đổi cách thức kinh doanh, họ không còn bán bánh đơn thuần mà còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như bán cafe, tạo không gian ngồi thật sang trọng và đẹp mắt. Có thể kể đến một số thương hiệu đình đám như: K-Do Bakery & Café của Kinh Đô; ABC (Bakery – cafe ABC), Hỷ Lâm Môn (L’amour bakery – cafe).

Và những cuộc cạnh tranh này vẫn còn rất khốc liệt trên con đường chinh phục và lôi kéo khách hàng.

 

 

 

Trả lời