Cùng với cuộc chiến thương mại đang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, tình hình kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng đồng thời trong thời gian qua việc này cũng đã tạo nên áp lực lạm phát với nhiều nền kinh tế châu Á. Khiến cho đồng tiền châu Á bị rớt giá mạnh, khiến nhiều người thật sự lo ngại.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại những căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc trong thương mại sẽ dẫn đến sự suy giảm nhu cầu toàn cầu. Nền kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu suy yếu và thuế quan của Mỹ cao có thể đe dọa các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn của Trung Quốc. Đồng nhân dân tệ (NDT) đã suy yếu khoảng 10% so với USD từ khi Mỹ áp thuế trừng phạt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chỉ số đồng USD ngày 21/5 so với rổ các loại tiền tệ khác giao dịch ở 97.863 điểm. Tỷ giá NDT/USD đã giảm 0,1% xuống còn 6,9076 lúc 11 giờ 30 (giờ Việt Nam, 21/5).
Tuy nhiên, điều mà các nhà đâu tư cũng như giới chức các nước đang dồn hết sự quan tâm chú ý chính là cuộc gặp gỡ trong sự kiện thương mại tiếp theo của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump bên lề hội nghị G20 tại Nhật Bản. Họ bày tỏ nhiều sự mong chờ vào cuộc gặp gỡ này. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếp tục xảy ra sự bất đồng cũng như chưa đi đến thống nhất của hai nhà lãnh đạo, kéo theo dự sụt giảm tiếp tục của đồng nhân dân tệ thì phản ứng cũng như hành động của Trung Quốc khiến người ta phải tò mò.
Trong khi đó, các nước trên thế giới đều đang tỏ ra rất lo lắng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ _ Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn trở nên căng thẳng hơn. Chỉ trog tuần này đồng won Hàn Quốc đã xuống mức thấp nhất so với 2 năm trở lại đây, không khả quan hơn khi đồng rupiah của Indonesia thì lập đáy của 2019.
Trước tình hình căng thẳng đó, những nhà lãnh đọa của Hàn Quốc đã ngay lập tức tổ chức cuộc họp khẩn cấp để lường trước và có nhữn biện pháp cụ thể trước những diễn biến tiêu cực của thị trường tiền tệ. Đồng thời, NHTW Indonesia cũng không hề ngồi im, họ thậm chí đã phải có những hành động cụ thể vào thị trường trước đó, ngoài ra giới chức nước này còn cho biết họ sẽ tích cực có những biện pháp để phối hợp với hệ thống ngân hàng và các định chế khác để giữ cho đồng rupiah ổn định.
Thị trường trong nước, tỷ giá trung tâm ngày 21/5 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết tiếp tục giữ ở mức kỷ lục 23.069 đồng/USD. Tại các ngân hàng, giá mua bán phổ biến trong khoảng 23.450 – 23.460 đồng/USD, giữ nguyên hoặc tăng nhẹ 10 đồng/USD.