Bài học cho các Start up trẻ: ngưng ảo tưởng về công ty của bạn, hãy định giá thật đúng nếu không muốn bị “nuốt chửng”

Shark Tank Việt Nam hiện nay là một trong những chương trình hỗ trợ các mô hình, ý tưởng khởi nghiệp cho các start up được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra trong những thương vụ bạc tỷ này đó là, nếu các start up ngược lại muốn mua mua lại cổ phần từ các Shark thì liệu họ có chấp nhận. Mục tiêu của những cá mập khi đòi mua cổ phần với số lượng lớn từ các start up là muốn đầu tư hay muốn nuốt chửng nó. Đây chính là câu hỏi được cá mập Lê Hạnh đặt ra cho các cá mập khác.

Nhìn vào thương vụ bạc tỷ mùa 2 ta thấy rằng mức cổ phần hoán đổi của các “cá mập” ngồi ghế nóng đã lên tới 80%, vượt xã con số 20% – 51% của mùa 1. Với mức mua cổ phần khá lớn, nhiều người tỏ ra băn khoăn, liệu những người trẻ này đang nhận đầu tư hay là bán lại công ty cho cá mập. Một số dự án nổi trội có thể nhắc đến: nhà hàng chay Pema do Shark Nguyễn Ngọc Thuỷ – Chủ tịch HĐQT kiêm Người sáng lập Egroup – đầu tư với mức cam kết đầu tư 3 tỷ đồng đổi lấy 80% cổ phần; Shark Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT Intracom Group – cam kết đầu tư vào Nhiêt Mặt trời 1 triệu USD, với mức đầu tư ban đầu là 5 tỷ đồng đổi lấy 50% cổ phần,….những con số khổng lồ này khiến nhiều người hoang mang.

Giải thích cho vấn đề này, cá mập Phạm Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Asanzo cho rằng, với những tập đoàn lớn, đã có vị thế trên thương trường thì không việc gì phải cố gắng chen chân vào những công ty nhỏ để thêm vất vả mà không mại hiệu quả gì nhiều. Cái mà họ muốn chỉ là hỗ trợ cho những dự án tiềm năng có cơ hội được phát triển hơn nữa. Vì thế, khi các chủ dự án có thể thu hồi vốn và mua lại được cổ phần từ tay các shark thì chứng tỏ họ đã thành công.

Shark Thủy – người phụ nữ quyền lực của Thương vụ bạc tỷ cũng cho rằng, những công ty của các star up chẳng có gì có thể nuốt cả, việc mua lại số cổ phần quá nhiều là do từ phía chương trình không cho phép giảm số tiền đầu tư và họ thì không muốn trả số tiền không xứng đáng cho số cổ phần ít  ỏi. Cũng theo Shark Thủy cũng cho rằng, việc tỷ lệ hoán đổi cổ phần quá cao một phần là do nhiều bạn quá đề cao dự án của mình. Khi các bạn định giá sai cho thương hiệu của mình, nhưng các cá mập không thể trả một cái giá quá đắt được, đồng nghĩa với việc họ phải nhận lại tỷ lệ tương đương với số tiền mà mình bỏ ra.

Được biết, không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các chương trình Shark Tank trên thế giới là phải đảm bảo được số tiền mà các start up có thể có để phát triển cho hoạt động kinh doanh của họ. Đồng nghĩa với việc, các Shark không được hạ thấp hơn số tiền đã quy định, nên nên Startup phải tính kỹ số tiền mình thực sự cần và định giá đúng.

 

 

 

Trả lời