Vì những câu chuyện này thuộc về lĩnh vực kinh tế nên nhiều người khi đọc sẽ cảm thấy khó hiểu, nhưng sau khi đọc xong những truyện ngắn này, tôi tin rằng bạn sẽ có sự hiểu biết mới về kinh tế, thậm chí bạn còn cảm thấy hóa ra kinh tế lại thú vị đến như vậy.
Nền kinh tế bong bóng
Tôi đã vay ngân hàng 10 triệu để mở một gian hàng nhỏ, sau đó thế chấp cửa hàng này vay ngân hàng 50 triệu để mở rộng gian hàng , rồi lại thế chấp gian hàng mới vay ngân hàng 150 triệu. Tôi thuê một cửa hàng, biến gian hàng trở thành một quán ăn nhỏ, dùng quán ăn thế chấp vay ngân hàng 500 triệu để mở một nhà hàng.
Nhìn thì có vẻ như tôi là người giàu có, nhưng thực ra tất cả đều là vay mượn. Đây là một ví dụ điển hình về nền kinh tế bong bóng. Nếu tôi làm ăn được, tôi sẽ kiếm được tiền và trả lại tiền cho ngân hàng. Thế nhưng, nếu tôi phá sản, tôi sẽ không có khả năng trả lại tiền cho ngân hàng. Cuối cùng sự mất mát là của ngân hàng, của đất nước.
Nếu mọi người ai cũng như tôi, coi việc vay mượn ngân hàng là điều tất yếu thì cuối cùng những khoản vay đó đất nước sẽ là người phải gánh chịu. Nếu như đất nước không đủ khả năng chi trả thì đất nước sẽ bị phá sản, kéo theo đó là sự gia tăng thuế, giảm đi các tiện ích công cộng, cuối cùng chịu khổ lại là những người dân vô tội.
Lý thuyết trò chơi và việc theo đuổi một cô gái
Nếu 4 chàng trai cùng theo đuổi một cô gái xinh đẹp thì cô gái ấy nghiễm nhiên trở thành một vật báu, không ai có thể chạm tới được. Cùng lúc này mà các chàng trai lại theo đuổi một cô gái khác thì cũng chẳng ai chấp nhận, vì không ai muốn mình là vật thay thế cả. Thế nhưng, nếu 4 chàng trai này theo đuổi cô gái khác trước rồi mới theo đuổi cô gái xinh đẹp kia thì cô gái xinh đẹp sẽ bị cô lập. Lúc này việc theo đuổi cô gái xinh đẹp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều lần. Đây chính là lý thuyết trò chơi đơn giản của một nhà nghiên cứu.
Sự mất mát: Đàn ông và phụ nữ, ai là người dễ bị tình cảm làm tổn thương nhất?
Tất cả những tổn thương đa phần đều bởi vì cho đi quá nhiều mà nhận lại chẳng được bao nhiêu, cũng là sự mất mát. Nguyên nhân mất mát của một doanh nghiệp chủ yếu là bởi vì không có năng lực cạnh tranh, nếu không có đủ lợi thế tuyệt đối, bạn sẽ không khám phá được thế mạnh của chính bản thân mình. Chẳng hạn như các công ty dệt may trong nước bán sản phẩm ra thị trường Châu Âu, Châu Mỹ đó là việc hết sức khả quan. Nhưng nếu bạn muốn bán những chiếc xe ô tô tại các thị trường đó, thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải những khó khắn, mất mát. Nếu một người có khả năng nếm trải những mất mát thì chắc anh ta sẽ không dễ gì bị tổn thương.
Thuế người nghèo
Trong kinh tế có một cách nói là “ thuế người nghèo”, điển hình là để miêu tả những người mua vé số, họ đa phần là những người nghèo. Bởi đây là cơ hộ hiếm có để họ đổi đời trong phạm vi khả năng họ có thể chi trả, nhưng xác suất trúng số rất thấp, về lâu về dài việc mua vé số ngày càng nhiều tiền mà thu lại thì được ít, đây được coi như là nộp thuế cho đất nước.
>> Câu chuyện hay về tiền bạc, cho ta biết sự giàu có và của cải đến từ đâu
Ngân hàng đầu tư là gì?
Có một chàng trai mới chập chững đi đầu tư hỏi rằng “Ngân hàng đầu tư là gì?” Vị trưởng bối lấy một số loại trái cây đã bị hỏng mang đến hỏi anh ta “Làm thế nào để bán đống hoa quả này ?”
Chàng trai suy nghĩ một lúc rồi nói “ Tôi sẽ bán rẻ hơn so với giá thị trường.” Vị trưởng bối mới lắc đầu, cầm một con dao, vứt bỏ phần bị hỏng của hoa quả, cắt phần còn lại trang trí thật đẹp vào một cái đĩa rồi nói “ Làm theo cách này rồi bán nó với giá gấp chục lần giá mua”.
Đầu tư phi lợi nhuận
Giáo sư kinh tế hỏi học sinh: “ Hãy đưa ra một ví dụ về đầu tư phi lợi nhuận”.
Một nam sinh trả lời: “ Đưa e gái của mình đi ra ngoài chơi ạ”.
Đầu tư dài hạn
Một cô gái mang túi tiền hình tam giác đến vườn dưa để mua dưa. Người nông dân bán dưa thấy túi tiền của cô gái ít quá, muốn đánh lừa cô bé mới chỉ vào một quả dưa còn đang nhỏ và nói “ Túi tiền của cô chỉ có thể mua được dưa này thôi”. Cô gái gật đầu đồng ý và đưa túi tiền của mình cho người nông dân. Người nông dân rất ngạc nhiên nói “ Qủa dưa này còn chưa chín, cháu định ăn nó sao?”. Cô gái nói: “ Tiền dưa cháu đã đưa cho bác rồi, quả dưa này là của cháu, đợi khi nào nó to, chín cháu sẽ đến lấy sau.”
Lý thuyết cân bằng
Một người nông dân nuôi gà, buổi tối trước hôm giết thịt con gà, nói một cách vô tình rằng “ Ăn đi, đây là bữa ăn cuối cùng của mày đấy?” Ngày hôm sau, con gà chết và để lại một lời nhắn: tao đã uống thuốc chuột, chúng mày đừng hòng ăn được tao, tao không dễ bắt nạt đâu.
Khi đối thủ biết được quyết định của bạn thì họ có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ, vì thế bảo mật, giữ kín thông tin là điều vô cùng quan trọng.
Lý thuyết về sự ràng buộc
Cá nói “ Tôi luôn luôn mở mắt là bởi vì muốn bạn lúc nào cũng ở trong mắt tôi”.
Nước nói : “Tôi luôn không ngừng chảy là để có thể mãi mãi ôm bạn”.
Nồi nói: “Sắp chín hết cả rồi còn ở đấy mà nói chuyện ngôn tình”
Sự ràng buộc đã được thay đổi, thu nhập ban đầu của bạn đột nhiên trở thành một khoản chi phí. Nếu như vận mệnh được đặt trên chiếc nồi, chi phí tự nhiên sẽ trở nên cao hơn.