Khởi nghiệp Tuổi 35-40 Nên đi theo định hướng kinh doanh nào?

Giai đoạn 35-40 là giai đoạn vàng trong sự nghiệp của mỗi người. Ở độ tuổi này, dù khởi nghiệp kinh doanh hay làm công ăn lương cũng đều phải ổn định. Đây không còn là giai đoạn tuổi trẻ bồng bột để bạn thử và sai nữa. Thay vào đó là sự ổn định, chín chắn cả về tính cách lẫn sự nghiệp.

Khái quát tình hình nghề nghiệp tuổi 35-40

Thông thường đây là giai đoạn xác lập, nâng cao nghề nghiệp của một người. Sau một khoảng thời gian thăm dò và thử sức, đây là giai đoạn mà một người đã ổn định trong lĩnh vực ngành nghề mà mình đã lựa chọn. Sự thay đổi sau này chủ yếu là thay đổi về chức vụ công việc, nội dung công việc chứ không phải là sự thay đổi hay biến động về ngành nghề.

Tóm lại ngành nghề sẽ không còn dễ dàng bị thay đổi biến động. Đồng thời đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp ổn định. Và dốc sức thực hiện những mục tiêu đó.

Củng cố địa vị đã có và nâng cao sức cạnh tranh trong tổ chức. Thông qua tích lũy kinh nghiệm, từng bước xây dựng địa vị vững chắc, chuyên nghiệp và độc lập. Đối với nhiều người mà nói, đây là thời kỳ giàu sức sáng tạo. Càng tạo dựng được nhiều thành tựu trong công việc, thâm niên cũng theo đó mà tăng lên. Trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, toán học, thơ ca… có những người đã đạt tới mức công thành danh toại.

Tuy nhiên có một số người không chú trọng tới công tác quy hoạch nghề nghiệp. Dẫn tới tình trạng xuất hiện nguy cơ khủng hoảng nghề nghiệp. Tại một thời điểm nào đó trong giai đoạn tuổi 35-40, họ có thể sẽ phát hiện ra rằng, bản thân họ không đi theo mục tiêu nghề nghiệp của mình hoặc tìm thấy những mục tiêu mới.

Do vậy, họ cần phải đánh giá lại nhu cầu và mục tiêu của mình. Lúc này, họ sẽ ở vào một giai đoạn mang tính chuyển ngoặt. Họ buộc phải tính toán lại khả năng, động cơ và giá trị quan của mình. Để làm rõ hơn mục tiêu nghề nghiệp và tiền đồ của mình.

Sự nghiệp trong giai đoạn tuổi trung niên này sẽ xuất hiện 3 mô hình nguy cơ. Một là bế tắc, kỳ vọng quá cao. Có những người sẽ bị xuống dốc một cách trầm trọng trong giai đoạn này. Gặp phải tình trạng này là do phương pháp làm việc và cách sống mà bạn đã lựa chọn không đúng.

Hai là bế tắc, đánh mất cuộc sống, không còn cảm giác hài hước. Một số người mặc dù thành công về vật chất những lại luôn cảm thấy những việc mà mình làm không có ý nghĩa. Không phải là thứ mà bản thân họ muốn.

Ba là dành thời gian vào sự quan tâm của gia đình. Tiếp tục tiến về phía trước. Một số người sẽ phát hiện cuộc sống của mình có nhiều thiếu xót quan trọng. Họ quả quyết từ bỏ rồi làm lại từ đầu. Mất từ 8-10 năm để xây dựng lại nền tảng cuộc sống.

Đặc trưng nghề nghiệp tuổi 35-40

Trong giai đoạn này, tình hình phát triển và năng lực giữa những người cùng tuổi bắt đầu có sự khác biệt. Nhưng giữa họ vẫn luôn tồn tại một số đặc trưng chung. Chủ yếu thể hiện ở:

1, Năng lực nghề nghiệp nâng cao ổn định đồng thời từng bước trưởng thành

Trước đó, trong chức trường, họ là những người mới, những người học việc, những người thiếu kinh nghiệm. Nhưng đến giai đoạn này, năng lực nghề nghiệp của họ đã không ngừng được nâng cao. Dần dần trưởng thành về mọi mặt.

Kỹ năng nghề nghiệp thành thạo. Tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc phong phú. Kinh nghiệm sống cũng tích lũy được không ít. Có khả năng, kinh nghiệm xử lý các mối quan hệ xã giao. Tư tưởng, giá trị quan, thế giới quan ngày càng trưởng thành hơn. Tâm huyết nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm được nâng cao rõ rệt. Tác phong làm việc vững vàng và ổn định hơn.

2, Sức sáng tạo phong phú, thành tích công việc đột phá

Lúc này, họ đã trở thành cốt cán hoặc trụ cột trong tổ chức. Có tiềm năng thực lực xây dựng thành tích sự nghiệp huy hoàng. Tiềm năng này một mặt đến từ việc nâng cao khả năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Mặt khác đến từ cá tính và năng lực tiềm ẩn của bản thân.

Bởi vậy, đây là thời kỳ vàng trong cuộc sống sự nghiệp. Là giai đoạn mà sức sáng tạo của con người mạnh mẽ nhất. Làm việc hiệu quả nhất và không ngừng sáng tạo thành tích công việc huy hoàng.

3, Một số người lại xuất hiện sự bối rối trong nghề nghiệp

Do bùng phát nguy cơ khủng hoảng nghề nghiệp, nhiều người không tìm được vị trí mà mình đáng có trong cuộc sống sự nghiệp. Vấp phải rào cản tuổi 35 trong quá trình tìm việc. Hoặc làm những công việc không phù hợp với độ tuổi của mình. Xuất hiện mâu thuẫn tâm lý. Những người này buộc phải quay trở lại quy hoạch nghề nghiệp ở độ tuổi 20-30. Sử dụng các đối sách chiến lược có hiệu quả.

>> Năm 2019 nên học ngành gì? Định hướng nghề nghiệp

Chiến lược quy hoạch sự nghiệp

1, Bộc lộ tài năng, mở rộng sức ảnh hưởng

Xác định rõ định vị phương hướng nghề nghiệp thông qua thực tiễn. Tìm đúng không gian nghề nghiệp có thể nói là như cá gặp nước. Cộng thêm nhiệt huyết, ý chí nghị lực đích thị là giai đoạn vàng để thực hiện mục tiêu nghề nghiệp.

Trong công việc hoặc là độc lập hoặc là đi lên vị trí lãnh đạo. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng trong việc quyết định tương lai phát triển sau này. Vừa phải thể hiện hiệu quả công việc thực tế, vừa phải thể hiện lý tưởng theo đuổi nghề nghiệp. Khiến người khác hiểu rõ về bản thân mình hơn. Để nhận được sự đánh giá tích cực từ phía người khác.

Trong công việc, phải luôn lấy đại cục làm trọng. Không phiền não vì những chuyện vụn vặt. Không tính toán thiệt hơn trong các chuyện nhỏ hoặc liên quan tới vấn đề kinh tế. Muốn thành nghiệp lớn phải biết cống hiến và hy sinh.

2, Hình thành tác phong làm việc

Mỗi người có một tác phong làm việc khác nhau. Tuy nhiên một khi đã bước vào sự nghiệp của bản thân. Cần phải xây dựng cho mình một tác phong làm việc đứng đắn và ưu việt. Không ngừng nâng cao kiến thức. Tích cực trao đổi với cấp trên, đồng nghiệp. Để nhận được sự ủng hộ từ phía họ. Hình thành tác phong làm việc từ thực tiễn.

3, Xây dựng mạng lưới quan hệ xã giao

Mạng lưới quan hệ xã giao bao gồm bạn bè, người thân và tất cả những ai có thể giúp đỡ bạn. Những người ngày, có thể là đồng nghiệp, có thể là người từng nhận được sự giúp đỡ của bạn hay những người cùng sở thích với bạn. Tóm lại có mối quan hệ có tài năng, mọi việc sẽ đều suôn sẻ. Có mối quan hệ không có tài năng sẽ được quý nhân phù trợ. Còn nếu không có cả mối quan hệ và tài năng, cả đời chịu cảnh nô dịch.

4, Tiếp tục học hỏi, tiếp nhận đào tạo, nắm bắt tất cả mọi kiến thức có liên quan tới ngành nghề

Trước sự xuất hiện của nền kinh tế xã hội tri thức. Những công việc chỉ dựa vào sức lao động chân tay cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Không những vất vả mà thu nhập lại thấp. Hơn nữa những vị trí công việc có hàm lượng kỹ thuật thấp cũng đang dần bị những thiết bị kỹ thuật cao thay thế.

Trong hoàn cảnh này, chỉ có việc không ngừng học hỏi kiến thức mới, đồng bộ cùng xã hội mới có thể duy trì được địa vị đi đầu trong công việc.

Với tư cách là người làm việc hiện đại, không những phải nắm bắt những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất mà còn phải không ngừng cập nhật những kiến thức mới, tiến bước cùng thời đại. Rèn luyện cách tư duy và khả năng phán đoán khoa học.

5, Đối sách ứng phó trước nguy cơ khủng hoảng

Phát hiện ngành nghề, lộ trình, mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu sự nghiệp thông qua thực tiễn, trải nghiệm và sự phân tích tỷ mỉ. Đồng thời phải nhanh chóng điều chỉnh ổn định. 30 tuổi thay đổi công việc, đơn vị công tác còn tương đối dễ. Đợi đến 40 tuổi sẽ càng khó khăn hơn.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng luôn không ngừng củng cố kiến thức và kỹ năng của mình. Cố gắng trở thành nhân vật cốt cán hoặc chuyên gia. Dù làm việc ở chức trường hay tự mình kinh doanh, giai đoạn 35-40 phải là giai đoạn ổn định và nâng cao. Tương lai của bạn sau này như thế nào sẽ được quyết định ở giai đoạn, độ tuổi này.

Trả lời