Cách định hướng nghề nghiệp bản thân cho Tương lai

Mỗi người sinh ra đều phải có trách nhiệm với bản thân và tương lai của mình. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu đó chính là định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai. Vậy có những cách định hướng nghề nghiệp nào giúp bạn khỏi bỡ ngỡ, vấp ngã trong tương lai?

1, Khái niệm cơ bản về định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp là quá trình tiến hành công việc và cuộc sống một cách liên tục và có tính hệ thống. Bao gồm định hướng nghề nghiệp, xây dựng mục tiêu và phương pháp thực hiện.

2, Những nguyên tắc cơ bản trong việc định hướng nghề nghiệp

(1), Lựa chọn những gì mà mình thích

Sở thích là người thầy tốt nhất. nếu công việc của bạn là những ngành nghề, lĩnh vực mà bạn thích. Vậy thì cuộc đời sự nghiệp ắt sẽ nở hoa và gặp hái được nhiều thành tựu. Theo các số liệu điều tra có liên quan thể hiện: sở thích và tỉ lệ thành công có mối liên hệ rõ rệt và tỷ lệ thuận với nhau.

Do vậy, trong quá trình định hướng nghề nghiệp nhất định phải chú ý xem xét tới những đặc trưng của bản thân, trân trọng sở thích cá nhân. Để lựa chọn cho bản thân những ngành nghề hoặc công việc mà mình yêu thích.

(2), Lựa chọn những gì là sở trường của mình

Bất cứ một cương vị làm việc nào cũng đều yêu cầu người ứng tuyển phải có những kỹ năng hoặc điều kiện khả năng nhất định. Thế nhưng một người trong cuộc đời không thể nắm bắt được tất cả mọi kỹ năng, nhất là những công việc của vài năm trước.

Do vậy, cần phải lựa chọn những ngành nghề, công việc có lợi trong việc phát huy ưu thế, sở trường của bản thân. Vận dụng nguyên lý so sánh ưu thế để phân tích người khác và bản thân một các đầy đủ. Cố gắng lựa chọn những ưu thế ngành nghề ít có sự xung đột.

(3), Lựa chọn những thứ mà thời thế, xã hội cần

Xã hội hiện nay phát triển và thay đổi tương đối nhanh. Không ngừng sản sinh những nhu cầu mới. Ngành nghề, công việc mới cũng không ngừng được tái tạo. Khi định hướng nghề nghiệp nhất định phải phân tích nhu cầu xã hội, lựa chọn những thứ mà xã hội cần.

Quan trọng nhất là phải có tầm nhìn xa trông rộng, có thể dự đoán được phương hướng phát triển của các ngành nghề hoặc công việc trong tương lai. Rồi mới đưa ra sự lựa chọn. Không những có nhu cầu xã hội, mà nhu cầu đó còn phải lâu dài.

(4), Lựa chọn những thứ có lợi cho bản thân

Tức là tối đa hóa lợi ích và hạnh phúc của bản thân. Trong lúc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp cần phải sáng suốt lựa chọn ra những ngành nghề, công việc có giá trị lớn nhất về thu nhập, địa vị xã hội, thành tích…Đây là một trong những nguyên tắc lựa chọn ngành nghề mang lại lợi ích lớn nhất trong định hướng nghề nghiệp.

>> Định hướng Nghề nghiệp cho bản thân để không lạc hướng

3, Những đặc trưng cần phải có trong công tác định hướng nghề nghiệp

(1), Tính khả thi

Định hướng, quy hoạch trên cơ sở căn cứ thực tế chứ không phải là ảo tưởng hay mơ ước viển vông. Nếu không sẽ rất dễ để lỡ mất cơ hội phát triển sự nghiệp.

(2), Đúng lúc, đúng thời điểm

Định hướng, quy hoạch là hành động dự tính cho tương lai. Xác định mục tiêu của tương lai. Do vậy các hoạt động, mục tiêu chủ yếu khi nào tiến hành? Khi nào hoàn thành?… đều phải có trật tự và sự sắp xếp cụ thể về thời gian. Nhằm làm căn cứ giám sát và kiểm tra hành động.

(3), Tính linh hoạt

Định hướng mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai sẽ đề cập đến nhiều nhân tố có thể thay đổi. Do vậy, định hướng kế hoạch phải có tính đàn hồi, có không gian co giãn. Nhằm tăng thêm tính linh hoạt cho định hướng, kế hoạch.

(4), Có thể phát triển liên tục và bền vững

Mỗi giai đoạn phát triển trong đời người nên liên tục và xuyên suốt lẫn nhau.

4, Các bước để định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai

(1), Xác định chí hướng

Chí hướng là tiền đề cơ bản cho một sự nghiệp thành công. Không có chí hướng, sự thành công của sự nghiệp sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu. Lập chí, lập nghiệp là xuất phát điểm trong cuộc đời mỗi người. Nó phản ánh lý tưởng, tầm nhìn, cảm xúc, tâm trạng và giá trị quan của một con người. Ảnh hưởng tới mục tiêu phấn đầu và thành tựu lớn nhỏ của mỗi người.

Do vậy, trong quá trình định hướng nghề nghiệp, đầu tiên cần phải xác lập chí hướng. Đây là điểm mấu chốt quan trọng trọng việc xây dựng định hướng nghề nghiệp. Đồng thời cũng là điểm mốc khởi đầu quan trọng nhất trong công tác định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

(2), Tự đánh giá, nhận xét bản thân

Mục đích của việc tự đánh giá nhận xét bản thân là để nhận biết và tìm hiểu về chính bản thân mình. Bởi chỉ khi hiểu rõ về bản thân mới có thể đưa ra những sự lựa chọn chính xác về nghề nghiệp cho chính mình. Do vậy, việc tự đánh giá, nhận xét bản thân là một trong những bước cần phải làm trong quá trình định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Thông thường, việc tự đánh giá, nhận xét bản thân bao gồm sở thích, sở trường, tính cách, kiến thức, khả năng, trí tuệ, năng lực quản lý tổ chức, năng lực điều hành và khả năng hoạt động của bản thân..

(3), Đánh giá cơ hội

Đánh giá cơ hội chủ yếu là việc đánh giá tác động ảnh hưởng của các loại điều kiện môi trường đối với sự phát triển nghề nghiệp của bản thân. Mỗi người đều ở trong một điều kiện môi trường nhất định. Rời xa khỏi môi trường đó liền sẽ không thể sinh tồn và trưởng thành được.

Do vậy, trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai, cần phải phân tích các đặc điểm về điều kiện môi trường, tình hình thay đổi, phát triển của môi trường, mối quan hệ giữa bản thân và mỗi trtuowngf, địa vị của bản thân trong môi trường đó, yêu cầu mà môi trường đặt ra đối với bản thân là gì? Và những điều kiện có lợi và bất lợi của môi trường đối với bản thân…

Chỉ khi tìm hiểu một cách đầy đủ những nhân tố điều kiện môi trường này, mới có thể tránh được cái hại giành được cái lợi trong điều kiện môi trường phức tạp. Khiến công tác định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn càng có nhiều ý nghĩa thực tế hơn.

Các nhân tố đánh giá tổ chức môi trường bao gồm: chiến lược phát triển tổ chức, nhu cầu về nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, cơ hội nâng cấp và phát triển…

(4), Xác định mục tiêu

Xây dựng mục tiêu là trọng tâm nòng cốt trong việc định hướng nghề nghiệp. Sự nghiệp thành hay bại phần lớn được quyết định bởi có mục tiêu chính xác và phù hợp hay không? Sự nghiệp không có mục tiêu chẳng khác nào mò kim đáy biển. Chẳng khác nào bị lạc giữa sa mạc mênh mông, không có phương hướng, không biết mình nên đi về hướng nào.

Chỉ khi xây dựng, xác định được mục tiêu đúng đắn mới có hướng phấn đấu rõ ràng. Giống như ngọn hải đăng giữa biển, soi đường dẫn lối, giúp bạn tránh khỏi những khu vực nước sâu, đá ngầm nguy hiểm. Để hướng tới thành công.

(5), Xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định mục tiêu, hành động trở thành khâu quan trọng

Những hành động không đạt mục tiêu sẽ không thể thực hiện được mục tiêu. Càng không thể nói đến sự nghiệp thành công được. Hành động ở đây là chỉ những phương pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu. Chủ yếu bao gồm các phương pháp trong công việc, đào tạo, giáo dục, thay đổi vị trí công việc…

Ví dụ, để đạt và hoàn thành mục tiêu, bạn có kế hoạch sử dụng những phương pháp như thế nào để nâng cao hiệu quả làm việc? Hay về mặt tố chất nghề nghiệp, bạn có kế hoạch như thế nào trong việc năng cao năng lực nghiệp vụ của mình? Trong những lĩnh vực khai thác tiềm năng, bạn sẽ áp dụng những phương pháp như thế nào để khai thác và phát huy tiềm năng của mình…

Tất cả đều phải được kế hoạch cụ thể và phương pháp hóa rõ ràng. Đồng thời những kế hoạch này phải hết sức chi tiết, để tiện cho việc giám sát kiểm tra sau này.

(6), Đánh giá và sửa đổi

Cổ nhân có câu, kế hoạch không bắt kịp sự thay đổi. Có những nhân tố thay đổi có thể dự đoán trước được. Nhưng có những nhân tố thay đổi lại không thể lường trước. Do vậy, muốn định hướng sự nghiệp có hiệu quả hơn, bạn cần phải không ngừng đánh giá và sửa đổi định hướng, kế hoạch của mình.

Nội dung đánh giá và sửa đổi bao gồm: lựa chọn lại nghề nghiệp, lựa chọn lại lộ trình, sửa đổi mục tiêu cuộc đời, thay đổi phương pháp tiến hành và kế hoạch thực hiện…

Trả lời