Cách sử dụng đồng Tiền thông minh và hiệu quả

Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền rất quan trọng. Nhưng làm thế nào để sử dụng đồng tiền, tiêu tiền một cách thông minh và hiệu quả lại càng quan trọng hơn. Bởi điều này có liên quan tới việc bạn có thể sở hữu bao nhiêu của cải và tiền bạc. Những quan niệm sử dụng đồng tiền dưới đây sẽ trợ giúp bạn trong việc nâng cao trí tuệ sử dụng đồng tiền và tiêu tiền.

Thần đồng kinh doanh, người giàu nhất Đài Loan trước đây Wang Yung – Ching đã từng nói: “kiếm được một đồng tiền không phải sẽ lãi được một đồng tiền. Mà tiết kiệm được một đồng tiền mới là kiếm được một đồng tiền”.

Người giàu nhất Trung Quốc Lý Gia Thành cũng đã từng nói rằng: “Tuổi càng cao thì việc quản lý tiền bạc càng quan trọng hơn là việc kiếm tiền”.

Người sáng lập Wal-Mart, người giàu nhất nước Mỹ trước kia Sam Walton cũng đã chỉ ra rằng: “tiêu một đồng tiền một cách anh minh, sáng suốt quan trọng giống như việc tiêu 100 triệu đồng tiền một cách anh minh, sáng suốt vậy”.

Tất cả những người giàu nhất thế giới này không hẹn mà đều có một quan điểm chung. Họ cho rằng so với việc kiếm tiềm thì việc tiêu tiền, sử dụng đồng tiền mới là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khối tài sản khổng lồ của họ.

Vậy phải tiêu tiền hay sử dụng đồng tiền như thế nào mới được coi là đúng đắn, thông minh và hiệu quả? Thông qua 5 quan niệm sử dụng đồng tiều dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao trí tuệ tiêu tiền, sử dụng đồng tiền của mình một cách có hiệu quả.

1, Xây dựng, quy hoạch cuộc sống, tìm ra nguyên nhân tại sao lại phải tiêu tiền?

Dù mục đích là chi tiêu hay tích cóp tiền của thì mục đích đều là khiến cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Bởi vậy, bước đầu tiên để tiêu tiền, sử dụng đồng tiền một cách thông minh và hiệu quả đó là xây dựng triết học đồng tiền.

Bậc thầy tài chính Fujikawa Futoshi người đã từng chỉ đạo hỗ trợ hàng vạn kế hoạch tài chính nổi tiếng tại Nhật Bản, trong cuốn sách “8 thói quen sử dụng đồng tiền hiệu quả giúp cả đời tôi không bao giờ thiếu tiền” của mình đã chỉ ra rằng: “Muốn tích cóp tiền thành công, điều đầu tiên đó là phải có động cơ”.

Động cơ ở đây bao gồm một số các vấn đề như: tại sao lại phải tích cóp, tiết kiệm tiền? Phải tích cóp, tiết kiệm bao nhiêu tiền? Khi nào sẽ tích cóp đủ số tiền này?…

Đơn giản mà nói, muốn tích cóp tiền một cách có hiệu quả phải có đủ 3 yếu tố đó là mục tích, số tiền và kỳ hạn. Hơn nữa 3 nhân tố này không thể hoạch định một cách tùy tiện. Mà phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch cuộc sống.

Trong đó, nhân tố mục đích đứng hàng đầu. Hơn nữa càng thực tế càng tốt. Ví dụ, sau 5 năm phải có khoản dữ trự mua nhà. 3 năm sau phải có quỹ tiền lập gia đình. 2 năm sau phải có tiền ra nước ngoài du học… Để đạt được những mục đích này phải khích lệ bản thân cố gắng tích cóp tiền. Đồng thời học cách khắc phục thói quen tiêu tiền bộc phát. Khiến bản thân ngày càng tiến gần tới mục tiêu hơn.

2, Phân biệt rõ  tiền đang được sử dụng để đầu tư hay chi tiêu

Fujikawa Futoshi cũng đã từng nhấn mạnh chỉ ra rằng: người có tiền sử dụng tiền, tiêu tiền không những sẽ tính toán một cách cụ thể rõ ràng. Mà còn sẽ cố gắng hết sức để giảm thiểu các khoản chi tiêu không cần thiết. Tiêu tiền, sử dụng tiền vào những thứ đáng để đầu tư.

Mặc dù những người làm công ăn lương bình thường sẽ rất khó đào tạo để có được con mắt nhìn cơ hội kinh doanh một cách chuẩn xác như những người có tiền. Nhưng ít nhất họ phải phân biệt được đâu là đầu tư và đâu là chi tiêu trước khi sử dụng đồng tiền. Giảm thiểu những chi phí tiêu dùng không cần thiết.

Ví dụ, mua thức ăn để duy trì sức khỏe, năng lượng và sự sống cho cơ thể. Đó là đầu tư. Nhưng nếu mua đồ ăn vặt thì nó sẽ trở thành chi tiêu. Cũng giống như vậy, nếu tụ tập ăn uống bạn bè chỉ là để cùng nhau kêu ca, tán gẫu những chủ đề không có thành phần dinh dưỡng. Vậy đó chỉ là những hành vi tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Nhưng nếu có thể chia sẻ suy nghĩ, mở rộng tầm nhìn, tạo dựng mối quan hệ xã giao rộng lớn…Vậy thì đó lại là đầu tư.

>> Nghệ Thuật quản lý Tiền bạc-Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

3, Tìm ra lỗ hổng từ những khoản chi tiêu cố định tốt hơn là việc giảm thiểu các khoản chi tiêu biến động

Tiết kiệm chi tiêu, ăn uống đạm bạc chưa chắc đã là cách chi tiêu sáng suốt.  Trong các khoản chi tiêu cuộc sống có thể chia ra thành: các khoản chi tiêu cố định là các khoản tiền nhất định phải bỏ ra. Ví dụ như tiền mạng, tiền điện nước, tiền gas, tiền điện thoại, tiền đầu tư giáo dục cho con  cái, tiền vay lãi mua nhà…

Các khoản chi tiêu khác như tiền ăn uống, tiền giao dịch xã hội, tiền vui chơi giải trí, tiền mua đồ dùng sinh hoạt cuộc sống… lại là các khoản chi tiêu biến động.

Tác giả cuốn sách “nghệ thuật tiết kiệm tiền động trời” Yajoi Sunohara cho rằng: việc xem xét lại các khoản chi tiêu cố định có tác dụng lớn và lâu dài đối với việc tiết kiệm tiền.

Lý do là bởi việc xóa bỏ hoặc giảm thiểu các khoản chi tiêu thường ngày sẽ rất dễ khiến con người ta cảm thấy chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút. Sản sinh cảm giác xót ruột, túng quẫn và kẹt tiền. Không những hiệu quả có hạn mà còn không thể duy trì được lâu dài.

Ngược lại, nếu có thể tìm được lỗ hổng từ những khoản chi tiêu cố định. Giảm chi tiêu tiết kiệm không những không đau khổ lại còn có thể mang lại những hiệu quả giống như việc mở ra những nguồn tài nguyên mới.

Ví dụ, nếu như thời gian làm việc ở trong văn phòng công ty tương đối dài. Hơn nữa nếu công ty và nhà ở đều có mạng không dây. Vậy thì điện thoại không nhất thiết phải đăng ký gói cước lên mạng theo tháng. Như vậy, hàng tháng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ.

4, Nhất mực chạy theo đồ rẻ, có khi lại phải tiêu tốn nhiều tiền hơn

So sánh giá cả hàng hóa từ nhiều cửa hàng khác nhau để tìm ra những mặt hàng có giá bán rẻ nhất luôn là bản tính của con người. Nhưng luôn sẽ lãng phí nhiều thời gian hơn.

Yajoi Sunohara đã đưa ra lời khuyên rằng: đối với những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày thường xuyên sử dụng với số lượng lớn. Có thể thử tìm một vài cửa hàng có giá tương đối rẻ ở gần nhà để mua. Như vậy sau này sẽ không cần phải thường xuyên so sánh giá bán này nọ. Tránh lãng phí thời gian.

Mở rộng khái niệm này, không ít người thường xuyên rơi vào cảm bẫy tham bát bỏ mâm. Ví dụ, nghe tin thứ 2 đầu tuần, giá xăng sẽ tăng lên vài đồng. Dành hẳn buổi tối cuối tuần để đi đổ xăng. Kết quả, xếp hàng hơn một tiếng đồng hồ mà không tiết kiệm nổi 20 đồng. Vậy mà lãng phí mất cả một buổi tối cuối tuần.

Hay việc mất cả một buổi chiều xếp hàng chỉ vì để đổi lấy một tấm vé xem phim miễn phí, phiếu mua hàng giảm giá… Hay thậm chí là mua về cả đống hàng giảm giá, cuối cùng phát hiện ra rằng đó là hàng sắp hết hạn. Nếu tính toán kỹ lưỡng, những hành vi chi tiêu này không hề tiết kiệm một chút nào.

5, Mỗi tuần xem lại hóa đơn tiêu dùng một lần, rèn luyện cách giảm thiểu các hành vi mua sắm bồng bột

Kiểm điểm lại sau khi sự việc đã xảy ra, cũng có tác dụng lớn trong việc xây dựng thói quen tiêu dùng lý tính. Tác giả cuốn sách “tiết kiệm tiền, vẫn có thể sống tốt” Junpei Yasuda đã từng đưa ra một phương pháp hiệu quả giúp tiết chế các hành vi chi tiêu bồng bột đó là: xem lại hóa đơn mua sắm sau mỗi tuần chi tiêu.

Không cần phải cầm máy tính nghiên cứu phân tích cao siêu. Chỉ cần dùng bút nhớ đánh dấu lại những mục chi tiêu có hay không cũng được là đủ.

Vật đổi sao dời. Nếu như trước đó vô cùng thích thú với thứ đồ mà mình đã mua. Nhưng một tuần đã qua mà không động gì đến nó. Bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng, không có nó dường như cũng chẳng sao. Hãy kiểm điểm và xem xét lại thói quen tiêu dùng nhiều lần, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra điểm mù trong chi tiêu.

Trả lời