Có nên học Thạc sĩ Tiến sĩ hay không? Định hướng cho Thạc sĩ

Hiện nay có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học phân vân giữa việc học tiếp lên thạc sĩ hay ra ngoài xã hội tìm việc làm. Nếu như các bạn hướng tới việc học nhiều hơn thì trước tiên phải suy nghĩ xem tại sao bạn cần phải học lên thạc sĩ?

Điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng xét cho cùng với tình hình giáo dục như hiện nay thì việc có trong tay một tấm bằng thạc sĩ là một điều hết sức cơ bản ở Việt Nam. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là việc học thạc sĩ rất đơn giản. Nếu muốn học bạn chỉ cần đến trường vào cuối tuần và buổi tối trong khoảng 2 năm là bạn sẽ có thể nắm trong tay tấm bằng thạc sĩ.

Tình trạng trên diễn ra quá nhiều và phổ biến hiện nay, nhiều người bước chân vào các trường đại học hay học việc nhưng họ không tìm được phương hướng và không biết tại sao bản thân lại học. Cuối cùng sau hai ba năm nhận được bằng nhưng không cải thiện được khả năng không giúp gì được cho sự nghiệp và cuộc sống của họ.

Tuy nhiên đối với những người biết được mục đích thực sự của bản thân họ khi học thạc sĩ thì việc học để có được tấm bằng sẽ cần phải trải qua một quá trình suy nghĩ và trải nghiệm thực sự. Điều họ muốn không chỉ là một tấm bằng thạc sĩ mà còn là tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để có được một tương lai tốt đẹp hơn.

1, Xác định rõ mục tiêu và mục đích học thạc sĩ

Nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp không biết bản thân muốn gì và cần gì vì thế họ lựa chọn học thạc sĩ để kéo dài thời gian. Tuy nhiên đây là một cách để trốn tránh việc bước ra ngoài xã hội làm việc, va chạm với những vấn đề trong cuộc sống. Và đây không phải là lựa chọn đúng đắn.

Đầu tiên hãy xác định rõ ràng với bản thân rằng bạn đang theo đuổi điều gì? Bạn học thạc sĩ ngành gì? Nếu học thạc sĩ sẽ hỗ trợ gì cho công việc và tương lai của bạn? Làm rõ những điều này trước khi quyết định sẽ giúp bạn tìm đúng hướng đi để đạt được những điều bạn muốn.

Trong trường hợp nếu bạn chưa sẵn sàng bạn chưa biết bạn nên làm gì và cần có một khoảng thời gian suy nghĩ về những kế hoạch cho tương lai, bạn nên lựa chọn những cách khác để thay thế chẳng hạn như đi du lịch, tìm một việc làm thêm, tham gia các hoạt động xã hội, tham gia chương trình ngoại khóa, làm từ thiện cho một tổ chức nào đó, vân vân.

>> Ý tưởng khởi nghiệp của Sinh viên trẻ nước ngoài sáng tạo thời 4.0 

2, Lựa chọn một môi trường học phù hợp

Bạn có thể lựa chọn một chuyên ngành giống với ngành mà bạn đã học ở chương trình cử nhân, hoặc là lựa chọn hoàn toàn trái với ngành đó. Điều này bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ. Tốt nhất là lựa chọn những ngành bản thân bạn thực sự có hứng thú và phù hợp với công việc trong tương lai của bạn.

Những sai lầm về giáo dục luôn là một sai lầm rất tốn kém và để lại kết quả không mấy dễ chịu. Do đó, bạn không nên vội vã chọn ngay một ngành mình không thực sự thích, hãy dành ra chút thời gian để tìm kiếm, hỏi ý kiến và nghiên cứu thật rõ ràng để chọn ra một chương trình học phù hợp.

Khi lựa chọn một môi trường học tập tốt, bạn không chỉ cải thiện được khả năng chuyên môn của bản thân mà bạn còn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp với bản thân trong tương lai. Bằng cách sử dụng mạng lưới quen biết với những cao niên đã tốt nghiệp trong trường đại học sẽ rất hữu ích cho công việc của bạn.

Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn đi ra nước ngoài du học, bởi môi trường ở nước ngoài có thể có những kỹ thuật tiên tiến và hiện đại giúp ích cho quá trình nghiên cứu của bạn hơn. Một môi trường tốt, một giáo viên giỏi, những bạn học hiểu biết sẽ hỗ trợ và cùng bạn bước đi trên con đường học thạc sĩ. Thậm chí nếu du học trình độ ngoại ngữ của bạn cũng từ đó mà cải thiện hơn rất nhiều.

3, Đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu

Nhìn chung, hầu hết các khoa cung cấp đào tạo cơ bản đầy đủ và rộng rãi trong trường đại học. Chẳng hạn nếu bạn học ngành Y bạn cần phải chọn một ngành nhất định để đào tạo bởi vì cả ngành có rất nhiều khoa để lựa chọn và bạn không thể học hết chỉ trong hai đến ba năm.

Do đó, đối với các sinh viên của hầu hết các khoa kỹ thuật các bạn cần phải suy nghĩ về: Loại khả năng nào tôi muốn nhắm mục tiêu trong viện nghiên cứu và đặc biệt tăng cường? Quyết định này rất quan trọng bởi vì khi bạn đi làm, bạn có thể sẽ tìm kiếm nó theo khả năng chuyên môn này, bạn có thể sẽ phụ thuộc vào khả năng này trong 20 năm tới.

Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ kỹ về vấn đề này một cách rõ ràng à sử dụng nó như là trục chính của lựa chọn trường học và lựa chọn giáo viên.

4, Xem xét hình thức học tập phù hợp

Có rất nhiều người lựa chọn vừa học vừa làm, tức là sau khi tốt nghiệp họ đồng thời đi tìm việc làm ở một công ty nào đó, ngày làm 8 tiếng tuần làm 5 buổi và được nghỉ thứ 7 chủ nhật. Họ sẽ tranh thủ thời gian nghỉ để đi học thêm bằng thạc sĩ. Phần lớn hiện nay đều lựa chọn cách này.

Tuy nhiên, cách trên sẽ kéo dài thời gian học. Trong trường hợp, bạn chưa có nhiều ưu tiên trong cuộc sống, bạn muốn hoàn thành thời gian học nhanh chóng hơn thì bạn nên chọn học toàn thời gian để tăng sự tập trung và chất lượng đầu ra. Học toàn thời gian cũng sẽ hiệu quả và có ích cho tương lai của bạn hơn.

5, Tự đánh giá khả năng bản thân

Không giống như hầu hết các văn bằng đại học, học thạc sĩ mang tính chuyên môn rất cao. Điều này cung cấp cho bạn một cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu sâu hơn vào một chủ đề mà có thể không được bao quát hết trong các nghiên cứu trước đó của bạn, hoặc để tìm hiểu một cái gì đó hoàn toàn mới mà bạn đang rất đam mê.

Thạc sĩ là bậc học đòi hỏi ở bạn sự tự giác, chủ động và năng lực học tập cao hơn mức đại học vì bạn sẽ phải đọc, nghiên cứu và viết luận rất nhiều. Đừng chủ quan tin rằng kinh nghiệm ở đại học của bạn là đủ để bạn học thạc sĩ, hãy chắc chắn về việc sẵn sàng để đưa mình vào kỷ luật và tự tạo động lực cho bản thân nếu bạn muốn theo học bậc học này.

6, Cân nhắc khả năng tài chính và các chương trình học bổng

Hiện nay nhiều trường đại học có rất nhiều chương trình học bổng dành cho các nghiên cứu sinh. Nếu như bạn đủ tự tin vào khả năng của bản thân hãy đăng ký tham gia học bổng của trường. Tìm hiểu cách thức và điều kiện để có thể nhận được học bổng của trường mà bạn theo học.

Nếu không, bạn cần xem xét lại khả năng tài chính của bản thân. Bởi vì học thạc sĩ sẽ mất một khoản tiền lớn để đầu tư nếu bạn thực sự nghiêm túc với nó.

Một khóa học có thể mất đến cả trăm triệu đồng vì thế bạn cần xác định và chuẩn bị sẵn khoản tiền này. Bạn sẽ đi vay hay nhận sự trợ giúp từ phía gia đình? Nếu buộc phải vay mượn thì khả năng chi trả của bạn và gia đình là trong bao lâu và với nguồn lực tài chính nào? Nên nhớ, đó chỉ mới là con số học phí chứ chưa kể sinh hoạt phí.

Bất cứ bạn chọn học ngành nào thì bạn cũng sẽ gặp nhiều thử thách hơn so với đại học. Nhưng nếu bạn quyết tâm thì bạn hoàn toàn có thể nhận được phần thưởng xứng đáng như kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ với những người cùng chí hướng và cả cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Trả lời