Nhà kính không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người chúng ta. Trồng rau, trồng cây trong nhà kính đang là hình thức thao tác phổ biến nhất hiện nay. Nhưng chăn nuôi trong nhà kính chưa chắc đã được nhiều người biết đến.
Xây dựng nhà kính chăn nuôi lợn có hình thức giống như nhà kính trồng rau. Xây dựng khoảng 2 mái lều bằng kếu cấu trúc sào. Chiếm diện tích khoảng hơn 480 m2. Mỗi mái lều chia thành 14 ô nuôi nhỏ. Diện tích mỗi ô chuồng khoảng hơn 10 m2.
Mái lều cao khoảng 2.8 m. Đỉnh lều được phủ bằng một lớp màng nhựa mỏng màu trắng. Hai bên thiết kế rèm kéo có thể chuyển động tự do. Chăn nuôi lợn trong lều là hình thức chăn nuôi tiết kiệm chi phí mà lại thực dụng.
Trên tường gạch của lều sẽ thiết kế cửa lưới cao khoảng 1 mét. Bao phủ xung quanh lều. Thiết kế thành rèm cửa có thể cuộn lên. Ban ngày nhiệt độ cao, có hơi nóng sẽ kéo rèm lên khiến không khí trong lều lưu thông. Tránh bị ẩm ướt.
Buổi tối hoặc gặp thời tiết lạnh, gió mùa sẽ hạ rèm cửa xuống. Khiến không khí trong lều trở nên ấm áp. Có được điều này là nhờ tác dụng giữ nhiệt của lớp màng nhựa mỏng được phủ trên mái lều.
Dù là ngày giá rét nhưng nhiệt độ trong lều vẫn có thể duy trì ở mức 18-20oC vào ban ngày. Và khoảng 10oC vào ban đêm.
Màng nhựa mỏng thông qua việc thay đổi không khí lưu động. Khiến không khí trong lều trại luôn tươi mới. Năng lượng tiêu hao từ cơ thể vật nuôi ít. Khiến vật nuôi tăng trưởng trọng lượng nhanh. Dù là mùa đông vẫn phát triển và tăng trưởng bình thường.
>> Các Mô hình chăn nuôi hiệu quả nhất hiện nay, Làm giàu từ nông nghiệp
Nguồn thịt được cung cấp từ chăn nuôi lều trại cũng là nguồn thịt sinh thái không gây hại. Nên được thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng. Rất đắt hàng.
Ngoài việc xây dựng chuồng trại trong lều khoa học. Đảm bảo tốt công tác vệ sinh và nâng cao sức miễn dịch cho cơ thể vật nuôi. Quan trọng nhất vẫn là nguồn thức ăn sạch đảm bảo vệ sinh.
Phân chăn nuôi trong lều sẽ được xả sạch và thải trực tiếp ra đất bên ngoài. Phân lên men tự nhiên tạo ra nguồn phân bón hữu cơ dồi dào. Có thể trực tiếp sử dụng để bón cho cây trồng ngoài đồng ruộng.
Thu hoạch lương thực, gia công tinh chế. Tạo thành nguồn thức ăn chăn nuôi bổ dưỡng, đảm bảo vệ sinh không có chất bảo quản.
Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi kết hợp cùng nhau trên cùng một mảnh đất. Chăn nuôi cung cấp phân bón cho trồng trọt. Trồng trọt cùng cấp thức ăn cho chăn nuôi. Đây là mô hình trồng và chăn nuôi kết hợp tuần hoàn và có hiệu quả cao.