7 “lầm lỗi” khiến người khởi nghiệp ở Việt Nam bị thất bại

Tại sao người trẻ ở Việt Nam thường bị thất bại mặc dù người đó rất tự tin vào kế hoạch của họ. Bài này Lương sẽ chia sẻ 7 lỗi lầm thường xảy ra khiến nhiều người lập nghiệp không thành.

Hiện nay trào lưu khởi nghiệp ở Việt Nam phát triển rất rộng rãi, nhưng số người thành công trong số đó quá ít, 100 người lập nghiệp sẽ chỉ khoảng 3 người thành công trong giai đoạn ban đầu, số người tồn tại trong thời gian dài sẽ chỉ là 1.

Tỷ lệ người thất bại quá nhiều, bắt buộc những người kinh doanh phải tìm ra lỗi sai và khắc phục, trong bài viết này Lương chia sẻ 7 lỗi sai kỳ vọng sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào tỷ lệ thất bại.

1, Lựa chọn thị trường quá tệ hại

Là loại thị trường quy mô nhỏ nhưng sức cạnh tranh lớn, tức có rất nhiều người cùng tham gia vào thị trường, tuy nhiên số lượng người tiêu dùng ít khiến số lợi nhuận mỗi người bị giảm và cuối cùng hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Kinh doanh không phải là khi bạn nhìn thấy mặt hàng có lợi nhuận cao rồi mới tham gia vào ngành, lúc đó người khác đã ăn hết thị phần của bạn rồi, bạn vào sau chỉ có ăn xương mà thôi. Đấy, Lương cứ nói thẳng như vậy để bạn hiểu nhanh.

10 Phương pháp làm giàu của phụ nữ mà đàn ông nên học

2, Lựa chọn sai người đồng hành để khởi nghiệp

Nếu bạn chọn người không có đủ năng lực học tập hay kinh nghiệm để đồng hành cũng chẳng sai, vấn đề này có thể học tập nhưng nếu tính cách không phù hợp và cách nhìn nhận/đánh giá vấn đề không tương đồng sẽ không thể cùng nhau đi một quãng đường dài.

3, Hành động quá chậm

Bước đầu tiên sau khi bắt đầu, bạn phải đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong thời hạn 1 tháng đầu, tuyệt đối không để thời gian quảng bá và phát triển sản phẩm quá 3 tháng. Hành động này quá chậm khiến sản phẩm chìm vào ngõ cụt.

4, Tìm kiếm những giá trị mù quáng

Phần lớn người khởi nghiệp luôn đi tìm “mô hình kinh doanh chưa có ai làm”, Lương cảm thấy rất buồn khi tư vấn cho những bạn có mong muốn như thế này. Kinh doanh không phải tìm ra ý tưởng nào thật mới mẻ mà vấn đề là làm thế nào để ý tưởng kinh doanh trở nên mới mẻ hơn.

Bởi vậy bạn đừng tìm kiếm những cách kinh doanh mới mẻ hoàn toàn, có tìm cũng chẳng được đâu, chúng ta chỉ có thể ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm đã cũ nhằm sáng tạo những giá trị mới hơn.

5, Tuyển người không phù hợp

Tuyển một nhân viên dựa trên 3 yếu tố: Yêu cầu vị trí việc làm, năng lực nhân viên và nguồn lực ( tiền lương). Bạn phải tuyển người phù hợp chứ không phải tuyển người có năng lực quá giỏi, bởi vì bạn sẽ phải trả rất nhiều tiền lương cho nhân viên này, nếu tuyển người quá yếu kém họ sẽ chẳng hể hoàn thành nhiệm vụ mà vị trí việc làm yêu cầu.

6, Vấn đề xảy ra nhưng không giải quyết

Trong tổ chức ( công ty) có mâu thuẫn hoặc sai sót xảy ra, bạn không kịp giải quyết hoặc bỏ qua khiến hoạt động của bộ phận, của nhóm trì trệ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động nội bộ, và cuối cùng nhiệm vụ kinh doanh không thực hiện.

7, Không tin vào trực giác

Nếu trực giác luôn cảnh bảo và giường như đang muốn nói bạn biết một điều gì đó rất quan trọng, Lương khuyên bạn nên tin vào trực giác, bởi vì nó đã ngửi thấy mùi của một vấn đề nào đó mà chính bạn cũng chưa rõ ràng.

Trực giác thực ra là một loại phản ứng có điều kiện, dù bạn chưa nhận ra nguy cơ, hậu quả khôn lường nhưng kinh nghiệm nhiều năm nói cho bạn biết rằng có nên thực hiện hay không thực hiện một nhiệm vụ bất kỳ.

Trả lời