Nội dung của bài này được viết là để chúng ta tránh 10 suy nghĩ phổ biến trong kinh doanh, mà hầu hết người thực hiện những suy nghĩ này đều thất bại trong kinh doanh.
Khi chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh hoặc đã đầu tư thất bại 1-2 lần, chúng ta nên tư duy kinh doanh theo cách nào để thành công trên con đường khởi nghiệp. Không giống những bài viết chia sẻ nội dung thuận chiều, mà bài viết này Lương sẽ viết nội dung phản biện ngược lại để bạn có thể nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.
Nội dung thuận chiều là những hướng dẫn kinh doanh để bạn xem xét thực hiện theo, trái ngược là nội dung phản biện để chúng ta biết rằng cách đang thực hiện đúng hay sai, phải thay đổi những điều gì để hoạt động kinh doanh hiệu quả.
1, Tự tin và cao ngạo khi có tiền nhưng thiếu kinh nghiệm
Phần lớn những người có tiền thường cao ngạo và đặt bản thân mình ở vị thế cao hơn người khác trong xã hội. Cho đến khi cậu ta làm kinh doanh thì cậu ta lập 1 kế hoạch thuê mặt bằng với diện tích 70m2, thuê 10 người nhân viên và 2 người quản lý, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, mua sắm nguyên liệu đầu vào. Sau 1 năm hoạt động kinh doanh cậu ta cạn kiệt tiền vốn.
Vấn đề nằm ở chỗ cậu ta không có kinh nghiệm tối ưu hóa chi phí đầu vào, thuê những nhân viên giỏi nhất và cuối cùng không đủ tiền trả cho họ, Marketing cho cửa hàng không hiệu quả dẫn đến thực tế là khách hàng không có, chi phí cho nguyên liệu đầu vào vẫn tiêu hao và các tài sản cố định không sinh lời, tất cả yếu tố này làm hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Để thực hiện một ý tưởng kinh doanh thì vấn đề không phải là tiền vốn, bạn có thể thiếu vốn đến 70%, thậm chí là thiếu vốn 90% nhưng bằng một dự án kinh doanh thực sự hiệu quả thì câu chuyện tiền vốn không còn là vấn đề bởi sẽ có người đầu tư luôn sẵn sàng bỏ đồng tiền nhàn rỗi của họ cho bạn thực hiện ý tưởng, và đương nhiên bạn phải trả một phần lợi nhuận của hoạt động kinh doanh họ, thậm chí bạn sẽ phải trả tất lợi nhuận cho họ để đổi lấy cơ hội được kinh doanh.
> Muốn làm kinh doanh nhưng không biết tìm ý tưởng từ đâu?
Kinh doanh thành công là dựa trên môi trường thực tế và sự tác động của nguồn lực của bạn để đạt được kết quả cuối cùng lợi nhuận. Nhưng nếu tự tin rằng bản thân có nhiều tiền để chắc chắn hoạt động kinh doanh sẽ thành công thì đó là suy nghĩ phi lý trí, không thực tế, không có ích lợi nào.
2, Luôn cho rằng kinh doanh phải nhạy bén và nhanh chóng để chớp lấy thời cơ
Có những người kinh doanh nhanh nhẹn đến mức chỉ muốn bỏ tiền đầu tư ngày hôm nay thì ngày mai, ngày kia phải thu về tiền lãi để bù đắp. Vì thế khi họ nhìn thấy cơ hội họ cho rằng phải chớp nhanh chóng, nhưng đâu biết rằng cơ hội đó là do đối thủ nhường lại và họ dễ dàng bị đối thủ chơi xấu.
Ông chủ khác với nhân viên tầm thường là dù có nhiều thông tin bất lợi hoặc có lợi ích, thì đều phải đưa những tin tức này vào công cụ đánh giá ra quyết định, công cụ này có đầu vào và đầu ra là kết quả của quá trình phân tích dữ liệu, đầu ra cho bạn biết rằng có nên thực hiện hay nắm bắt cơ hội mà thị trường mang đến hay không.
Không phải cơ hội kinh doanh nào cũng có thể nắm bắt, bạn phải biết chọn lọc và từ bỏ những cơ hội không đáng giá, vì khi bạn lựa chọn cơ hội tức là bạn phải mất tiền, nhân lực, thời gian để thực hiện quyết định. Vì vậy chỉ nên nhạy bén và nhanh chóng khi tiếp nhận thông tin từ thị trường, đến giai đoạn phân tích cho ra quyết định thì bạn phải làm đúng quy trình.
3, Phân hơn thiệt với đối thủ cạnh tranh
Khi nhìn kết quả tốt đẹp của đối thủ cạnh tranh, những người tầm thường sẽ cảm thấy ganh tị và có tư tưởng “ Ăn không được thì đạp đổ”, những người có suy nghĩ như thế này sẽ chẳng làm được gì cho cuộc đời của họ và cho xã hội, chứ chưa nói đến việc kinh doanh.
Những người kinh doanh thành công, họ đều có 1 suy nghĩ chung đó là tạo giá trị cho khách hàng, cộng đồng và thông qua đó họ đạt được những lợi ích như tiền bạc, danh vọng, địa vị xã hội, cuộc sống đầy đủ…
Nếu người kinh doanh cứ mải miết ngắm nhìn thành quả của đối thủ, thì đương nhiên sẽ không thể tập trung vào chiến lược kinh doanh của riêng mình, bởi vì thời gian làm việc đã dành cho việc ganh tị, nghiên cứu cách thức đổi thủ thực hiện rồi lại bắt trước, và nghiễm nhiên là chẳng có thời gian để sáng tạo giá trị riêng cho công ty của mình.
4, “ Kinh doanh lần đầu để học hỏi kinh nghiệm cho những lần sau”
Người hành động và tư duy theo cách này thực sự rất tệ, giống 1 sinh viên đại học đang đi thực tập và 1 đứa trẻ đang chơi. Kinh doanh là hoạt động tiêu tốn tiền, bất luận tiền của bạn hoặc người thân hoặc của nhà đầu tư hoặc của ngân hàng thì bạn đều phải có trách nhiệm với đồng vốn mình sử dụng.
Những người kinh doanh nghiêm túc và có mong muốn giàu có thực sự sẽ không sử dụng đồng tiền bừa bãi, họ biết rằng dự án kinh doanh dù thành công hay thất bại thì họ đều phải nỗ lực hết khả năng để đạt mục tiêu lợi nhuận. Kinh doanh là phải có lợi nhuận chứ không phải kinh doanh là phải có kinh nghiệm.
Tưởng tượng rằng trong một cuộc thi cờ tướng tại Hàn Quốc, nếu bạn muốn được đi thi lần đầu tiên để có kinh nghiệm cho những lần thi sau và hơn nữa bạn muốn đến Hàn Quốc để du lịch, thì chắc chắn bạn sẽ thua đối thủ tại Hàn Quốc, trong khi đó đối thủ đến Hàn Quốc với mục đích hạ gục bạn trên bàn cờ, và vì thế đối thủ luyện tập ngày đêm với mong muốn hạ gục bạn.
Trong kinh doanh, cùng là mục đích lợi nhuận thông qua việc chiếm lĩnh thị trường, nhưng nếu hành động và tư duy khác nhau thì có người sẽ chiếm 70% thị trường và lợi doanh thu của ngành thuộc về tay họ, nhưng có người lại chỉ đạt 5% doanh thu của thị trường, đó là lý do tại sao chúng ta cần nghiêm túc ngay từ lần đầu tiên khởi nghiệp, bạn càng nghiêm túc thì mọi vấn đề kinh doanh sẽ được nâng tầm quan trọng.
5, Không có hứng thú và niềm đam mê với sản phẩm/dịch vụ
Trước khi khởi nghiệp kinh doanh bạn cần xác định ngành nghề này có phù hợp, và giúp bạn thỏa mãn đam mê nghề nghiệp không. Bởi vì yếu tố quan trọng của sự thành công là niềm đam mê, khi gặp khó khăn trong lĩnh vực bạn sẽ cảm thấy thích thú và nỗ lực vượt qua nó, trái lại với lĩnh vực ngành nghề bạn không ưa thích thì gặp chướng ngại bạn sẽ chán nản và từ bỏ.
6, Kinh nghiệm nghề nghiệp có thể từ từ tích lũy
Nếu có cách nghĩ này bạn sẽ nhanh chóng lỗi thời trên thị trường, đối thủ cạnh tranh sẽ bỏ bạn một khoảng cách rất dài, đến một thời điểm bạn sẽ thất bại. Vấn đề là bạn không có tinh thần phấn đấu trong sự nghiệp, bạn cho rằng mọi việc rồi sẽ có kết quả tốt đẹp, hãy cứ từ từ mà làm.
Kinh nghiệm là một phần tài sản của công ty, những giá trị kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải quyết một vấn đề trong thời gian nhanh nhất, bạn không cần mất thời gian tìm hiểu về công việc cụ thể mà vẫn làm việc hiệu quả và nhanh hơn đối thủ. Kinh nghiệm làm việc càng nhiều thì lợi nhuận hoặc doanh thu bạn kiếm được càng nhiều thông qua hiệu suất và hiệu quả làm việc.
7, Kinh doanh theo cảm hứng, cảm xúc
Có không ít bạn cho rằng bản thân giao tiếp và nói chuyện với người lạ rất tốt, hoặc là nhận được những lời nhận xét, đánh giá của người có kinh nghiệm rằng “ Cậu có tố chất làm ông chủ trong nghề này”. Và thế là bắt đầu có cảm hứng khởi nghiệp kinh doanh, bỏ cả công việc làm thuê hiện tại, vay thêm tiền để mở công ty làm công chủ. Vài tháng sau khi mở công ty thất bại và lại ngậm ngùi mang hồ sơ đến nhà tuyển dụng xin làm nhân viên.
Những trưởng hợp khởi nghiệp thất bại theo cảm hứng như thế này rất nhiều, bạn bè và một số người quen của Lương cũng đã từng nghỉ việc công ty để khởi nghiệp theo cách này. Nhưng không hề biết rằng kinh doanh là việc thực hiện 1 kế hoạch bài bản dựa trên thông tin điều tra, nghiên cứu thực tế, nếu không đủ thông tin về thị trường và nguồn lực thì quyết định đưa ra chắc chắn sai.
8, Tham vọng trong ngành nghề quá lớn
Nếu đặt mục tiêu quá lớn mà nguồn lực ( nhân sự, tiền vốn, kế hoạch Marketing, phương pháp làm việc…) không đủ mạnh sẽ khiến bạn chìm trong thị trường. Mục tiêu lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành động của bạn trong quá trình kinh doanh.
Giả sử bạn kinh doanh đồ kim khí tại Thị trấn và khu thị trấn đó có khoảng 3.000 hộ dân, bạn đặt mục tiêu kiếm 1 tỷ trong 1 năm, đó là tham vọng không phù hợp với thị trường, nếu muốn có được 1 tỷ bạn chắc chắn sẽ phải lấn sân sang những thị trấn khác, mà những thị trấn khác lại xuất hiện nhiều đối thủ, vậy thì nhiệm vụ của bạn là vừa phải kinh doanh vừa phải cạnh tranh với đối thủ, rõ ràng hành động của bạn đã thay đổi và nếu không đủ vốn thì chắc chắn mục tiêu 1 tỷ đặt ra sẽ bất thành.
Vì vậy khi đặt mục tiêu kinh doanh phải căn cứ vào hiện trạng thị trường và tính khả thi của dự án kinh doanh. Nếu thị trường quá nhỏ mà bạn bỏ nhiều tiền vốn đầu tư thì kinh doanh không hiệu quả và ngược lại đầu tư quá ít vốn cho 1 dựa án lớn thì chắc chắn bất khả thi.
9, Cứ làm trước đã rồi tính sau
Hành động giúp bạn đạt được lợi nhuận mong muốn, tuy nhiên cứ thực hiện mà không có định hướng đúng đắn thì bạn sẽ bị “Lạc Trôi”. Bởi vì vậy mà trong kinh tế, các nhà khoa học, nhà phân tích kinh tế luôn phải xây dựng phương pháp luận, lý thuyết làm nền tảng cho thực tiễn, bởi vì vậy có câu “ Học đi đôi với hành” là xuất phát từ ý này.
Nếu bạn không am hiểu về kinh doanh bạn hãy thuê nhà phân kinh doanh giúp bạn làm nhiệm vụ định hướng phát triển. Họ là những người sẽ chỉ ra cho bạn cách để đạt được mục tiêu kinh doanh, cách để khai thác và chiếm lĩnh thị trường, phải làm thế nào để hạ gục đối thủ cạnh tranh…Rất nhiều vấn đề mà nếu bạn không am hiểu về kinh doanh/kinh tế thì khó có thể thực hiện.
10, Quyết tâm thực hiện đến cùng để biết kết quả ngay cả khi có cảnh báo về nguy cơ kinh doanh
Một số người kinh doanh rất kiên định với phương án họ đã lựa chọn, và họ tin rằng nếu thực hiện đến cùng thì họ sẽ thành công. Tuy nhiên rất nhiều tường hợp họ bị thất bại bởi vì họ không nghe lời khuyên từ người khác, họ cố tình thực hiện tham vọng của họ với tâm thái “ Hãy đợi đấy, tôi sẽ cho anh thấy tôi có thể làm được”.
Nếu luôn nghe ngóng thông tin và đưa ra quyết định kinh doanh theo tình hình khách hàng, rất ít khi bạn bị thất bại. Lý do là bởi vì bạn kinh doanh nhằm đáp ứng mong muốn của khách hàng, thị trường, nếu chúng ta làm điều này tốt thì tỷ lệ thành công trong dự án đầu tư và buôn bán của bạn càng cao.
Okay, Lương kỳ vọng bạn có những thay đổi tích cực qua 10 suy nghĩ chưa đúng đắn này, gặp lại bạn trong những bài chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh khác. Các câu hỏi comment trong phần bình luận.