Để bắt đầu một ý tưởng kinh doanh bạn cần có những năng lực nào, trong bài viết này chia sẻ những năng lực quan trọng nhất cần chú trọng rèn rũa phục vụ khởi nghiệp trong thời gian tới.
Mỗi người khởi nghiệp có thế mạnh khác nhau, có người giỏi nói chuyện và lấy lòng khách hàng, nhưng có người lại giỏi trong vấn đề giải quyết mâu thuẫn, lại có người đánh giá sự việc và thị trường rất tốt.
Nhưng chung quy, 1 ông chủ cần có 4 năng lực không thể thiếu, nếu để ý quan sát bạn sẽ nhận ra hầu hết những người thành công đều có 4 khả năng mà Lương chia sẻ với bạn bây giờ.
> 12 kinh nghiệm kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
1, Năng lực hoạch định chiến lược
Dùng 2 từ “chiến lược” xa xôi quá, hiểu nôm na là năng lực xác định những vấn đề dài hạn, vĩ mô cho dự án kinh doanh của mình. Ví dụ, dự trên các thông tin thị trường và môi trường kinh doanh, bạn xác định phương hướng phát triển, mục tiêu dài hạn, kế hoạch và hành động cụ thể cho từng giai đoạn kinh doanh.
Hoạch định chiến lược là hoạt động có tính tổng hợp, một người kinh doanh muốn thành công cần có khả năng hoạch định chiến lược hiệu quả. Năng lực hoạch định chiến lược có thể bao gồm: khả năng phân tích, khả năng phán đoán, khả năng sáng tạo.
Vấn đề then chốt của loại năng lực này là sự sáng tạo, trên thực tế mọi hành động kinh doanh đều quyết định dựa trên sự thay đổi của các yếu tố môi trường, bởi vậy người khởi nghiệp phải có khả năng phân tích thông tin và đưa ra quyết định tốt nhất.
2, Năng lực quản lý
Trong quá trình kinh doanh luôn tồn tại những nguy cơ rủi ro, phần lớn rủi ro đều đến từ hoạt động nội bộ và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, doanh thu bán hàng. Do vậy ông chủ phải thường xuyên học hỏi và tích lũy kinh nghiệm quản lý.
Ngoài ra bạn còn phải cân bằng và quản lý hiệu quả những vấn đề như tài chính, dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm, Marketing, kế hoạch xây dựng thương hiệu… Nếu không thể quản lý tốt những vấn đề này một cách hài hòa, chắc chắn doanh nghiệp của bạn không thể tồn tại quá 1 năm.
3, Năng lực thực thi
Rất nhiều ông chủ sau khi bắt tay vào dự án kinh doanh thu về những khoản tiền lãi rất hậu hĩnh, quá trình hoạt động phát triển rất tốt nhưng sau 7-9 tháng gặp nhiều khó khăn ở tất cả các vấn đề. Khi tìm hiểu lý do, những ổng chủ mới nghiệm ra bản thân họ không có kế hoạch thực hiện rõ ràng, không tuân thủ kế hoạch.
Thậm chí có người cho rằng, họ có thể áp dụng và học hỏi kế hoạch kinh doanh của 1 người thân quen đã làm trước đó, ông chủ tin rằng cứ áp dụng “bản kế hoạch mượn” chắc chắn sẽ thành công, nhưng số vốn ông ta dần mất đi và cũng chẳng thu về đồng lợi nhuận nào.
Người kinh doanh không những có khả năng lập kế hoạch, mục tiêu mà còn phải hành động và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã xác định. Nếu từ bỏ và không thực thi, đến một thời điểm bạn sẽ phải ngậm ngùi lùi xa thị trường.
4, Năng lực phán đoán
Giải sử trong trường hợp khách hàng đột ngột không thiện cảm với sản phẩm điện thoại di động, bạn có cố gắng tìm ra lý do hay không ? Đương nhiên bạn sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra kết luận tạm thời, đó cách bạn phán đoán tình huống sẽ xảy ra.
Năng lực phán đoán giúp bạn định hướng một cách tổng quát những hướng đi trong trường hợp có sự cố xảy ra. Nếu phán đoán tốt, hành động của bạn cũng sẽ đúng đắn và dễ dàng thành công hơn.