Với một sản phẩm kinh doanh, làm thế nào để bán hết trong khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn bảo đảm lợi nhuận và không được phép hạ giá bán. Làm sao để trở thành một cao thủ bán hàng.
Thị trường như chiến trường, kẻ thắng làm vua kẻ thu làm quân, nếu bạn không tìm ra cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, vậy đành phải nhượng thị trường cho người khác. Trong phần nội dung này Lương sẽ chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm bán hàng quan trọng.
1, Làm cho khách hàng mua sản phẩm nhiều lần
Một cửa tiệm bán thời trang cao cấp cho Nam, nhân viên đưa ra ý kiến: Miễn phí giặt khô quần áo cho khách hàng 1 lần đối với hội viên thẻ Đồng, 2 lần đối với hội viên thẻ Bạc, 3 lần đối với hội viên thẻ Vàng.
Khách hàng sau thời gian sử dụng mang trang phục đến cửa tiệm giặt khô, trong thời gian chờ đợi lấy trang phục họ đều ngắm nghía thêm vài bộ quần áo mới, không ngờ 1 tháng sau lợi nhuận cửa hàng tăng 40%.
Chiêu:
Cho khách hàng một giá trị nhỏ, khách hàng cảm kích và bạn có thể dễ dàng giữ chân họ ở lại.
2, Nâng cao tính lợi nhuận
Người mua đến sạp rau của bạn nói.
– Khách hàng: “Loại rau này bao tiền cân ?”.
– Người bán đáp: 10.000 đ một cân
– Khách: “Thế rau bên kia bao tiền”
– Người bán : “14.000 “.
– Khách: “ Tại sao rau đấy lại 14.000 đ?”.
– Người bán: “Rau bên đó ngon hơn”.
Thế là khách hàng mua rau với giá 14.000 đ một kg.
Người bán hiểu rằng nếu tách rau thành 2 đống, ông ta sẽ bán được nhanh chóng hơn và quả thật chẳng mấy rau được bán hết với giá 14.000 đ.
> Cách người Nhật giữ chân khách hàng như thế nào (P1)
Chiêu:
Khi bạn chỉ có giá bán cho sản phẩm thì khách hàng sẽ chỉ chọn “Mua” hoặc “Không mua”; Khi bạn có 2 giá bán, lựa chọn của khách hàng sẽ là “ Mua cái tốt” hay “ Mua cái không tốt”. Càng nhiều khách hàng chọn mua sản phẩm, vô hình chung lợi nhuận của bạn càng tăng.
3, Tìm đúng khách hàng, không phải tìm được khách hàng
Bạn cho rằng thành phố Hà Nội có rất nhiều người giàu, bạn đổ hết tiền vào Marketing cho toàn thành phố Hà Nội nhưng sau thời gian dài đằng đẵng làm Marketing bạn hết tiền mà vẫn chẳng có bao nhiêu khách hàng. Đó là vì bạn chỉ tìm được thị trường, tìm đúng khách hàng nhưng không tìm đúng người.
Muốn trở thành cao thủ bán hàng, đầu tiên phải là 1 “tay thợ săn” biết tìm kiếm khách hàng mục tiêu ở đâu, họ đang ngồi hay đang ngủ hay đang ăn chơi ở nơi nào, hãy đến đó mà Marketing rồi Pr, như vậy vừa không tốn thời gian vừa không tốn tiền.
4, “Nụ cười dấu dao”
Một nhà phân phối hàng gia dụng sau khi thâm nhập thị trường Ấn Độ, họ thực hiện một động thái mà rất nhiều người không hiểu: Thuê cửa hàng kinh doanh tại nơi có giá thuê mặt bằng rất cao. Đương nhiên chi phí giá thành của cửa hiệu này để lên cao, và những đối thủ trong ngành hàng gia dụng tin chắc hãng gia dụng mới sẽ nhanh chóng phá sản.
Sau 1 năm phát triển, thương hiệu đồ gia dụng mới càng nhận được nhiều sự dùng từ khách hàng, mà họ còn là những người mua giàu có. Thì ra nhà phân phối gia dụng mới muốn nâng cao vị thế và thương hiệu cao cấp trong tâm trí người tiêu dùng.
Chiêu:
“Nụ cười dấu dao” là một kế trong 36 kế của bộ Binh Pháp Tôn Tử, hàm ý của kế này là muốn tận dụng việc này để làm việc kia, thể hiện những động thái khiến đối thủ và khách hàng không đề phòng, sau đó sẽ tấn công nhằm đạt mục đích. Trong bán hàng áp dụng cách này để khách hàng không chủ động, từ đó dễ dàng lập kế hoạch thuyết phục họ.
5, Dùng toán đố trong bán hàng
Một bà bầu đi mua sữa, cô chủ nhỏ nói: 1 hộp sữa 4 đồng, 3 hộp 13 đồng. Bà bầu mua lấy 4 đồng mua 1 hộp sữa, sau đó bà bầu lặp lại lần thứ 2 lấy 4 đồng mua 1 hộp sữa, và lần thứ cũng lấy 4 đồng mua 1 hộp sữa.
Sau đó bà bầu cao ngạo nói với cô chủ nhỏ: “ Thấy chưa, tôi chỉ mất 12 đồng để mua 3 hộp sữa”. Cô chủ nhỏ cười lớn nói: “ Mỗi lần làm như thế, em đều bán được 3 hộp sữa chị ạ”.
Chiêu:
Người bán hàng cần thường xuyên sáng tạo chính sách bán hàng, làm khách hàng tưởng rằng họ nhận được nhiều lợi ích mà mua hàng, nhưng thực chất mọi hành động đều nằm trong kế hoạch của chúng ta.