Người trẻ sốt sắng mua nhà? Những điều này giúp bạn ngộ ra, có thực sự cần mua nhà không

Người trẻ ngày nay thường có tâm lý vội vàng mua nhà, mới đi làm được 1 vài năm đã đòi mua nhà. Nhìn những người xung quanh mua nhà, xây nhà, có nhà ở, bản thân chưa mua được nhà liền cảm thấy rất lo lắng.

Tại sao nhiều người trẻ lại nóng vội để mua nhà đến vậy? Hơn nữa độ tuổi mua nhà bình quân ngày càng thấp? Tôi nghĩ là do 4 nguyên nhân sau:

1, Lo lắng giá nhà leo thang

Nguyên nhân chủ yếu nhất chính là vấn đề giá nhà đất. Nhiều năm gần đây, giá nhà dù là ở đô thị, thành phố, nông thôn hay thậm chí là những vùng sâu vùng xa đều đang có dấu hiệu tăng dần.

Giá nhà năm nay có thể mới chỉ là hơn một tỷ, năm sau đã lên tới 2 tỷ. Thế nhưng tiền lương vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Năm nay là 10 triệu thì sang năm may mắn lắm cũng chỉ lên được 12 triệu.

Tốc độ tăng lương không bao giờ có thể theo kịp tốc độ tăng giá nhà. Vì muốn giữ được sức mua bán của đồng tiền, dù phải chắt bóp từng ly từng tý thì cũng nhất định phải dành dụm được số tiền đặt cọc ban đầu.

Vài năm trước khi mua nhà có lẽ là khó khăn vất vả nhất, nhưng vài năm sau đó khi không gian nhà đất mở rộng, giá nhà ngày càng cao, khi đó chuyển nhượng hoặc bán lại chắc chắn sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá.

2, Nhu cầu nhà ở của dân nhập cư

Về tổng thể mà nói, khoảng cách giàu nghèo nước ta vẫn còn khá lớn. Người dân vùng sâu vùng xa lũ lượt kéo nhau tới các thành phố phát triển để mưu sinh.

Và những người dân đến từ vùng sâu vùng xa đó vốn không có nơi an sinh lập nghiệp ở thành phố. Do vậy họ muốn mua nhà, muốn có một ngôi nhà ở của riêng mình để che mưa che nắng nơi đất khách quê người.

Thế nhưng, bản thân đất xây dựng và diện tích xây dựng nhà ở tại thành phố vốn đã có hạn. Nhiều người đổ dồn về thành phố khiến đất đai và nhà ở thành phố luôn ở trong trạng thái cung không đủ cầu, khiến giá cả leo thang.

Đồng thời, trang thiết bị hạ tầng cơ sở tại thành phố tương đối hoàn chỉnh, thúc đẩy giá nhà lên cao trên một mức độ nhất định nào đó. Nhu cầu nhà ở của nhiều người dân nhập cư khiến nhiều người trẻ cũng nôn nóng muốn mua nhà.

>> Người trẻ khởi nghiệp, hãy khoan mơ sự sang giàu

3, Ảnh hưởng của quan niệm truyền thống

Trong quan niệm truyền thống, nhà ở là gia đình là nơi mà các thành viên trong gia đình cùng chung sống. Mặc dù gia đình không chỉ có nhà ở, nhưng trong quan niệm truyền thống của người Việt ta, có nhà để ở thì gia đình mới viên mãn được.

Nếu không có nhà ở cho riêng mình, cả đời phải đi ở thuê, ở đậu nhà của người khác sẽ chẳng vẻ vang gì. Hơn nữa, trong suy nghĩ của nhiều người trẻ hiện nay, mua được nhà ở thành phố là chuyện đáng để khoe mẽ, đáng để tự hào.

Nhà ở dường như trở thành tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của một người, do vậy rất nhiều người muốn mua nhà ở để thể hiện cảm giác thành công của mình.

4, Ảnh hưởng của thị trường tình yêu và hôn nhân

Trong thị trường tình yêu và hôn nhân ngày nay, rất nhiều gia đình bên gái yêu cầu đối phương phải có nhà ở. Điều này khiến cho nhiều người trẻ đến tuổi lấy vợ lập gia đình phải sớm chuẩn bị mua nhà.

Có nhà ở rồi sẽ giúp bạn nâng cao giá trị bản thân trong thị trường tình yêu và hôn nhân. Có nhà ở rồi, tìm bạn đời sẽ càng tự tin hơn.

Mặc dù không đề xướng việc lấy tiền bạc hoặc nhà ở để làm điều kiện đánh giá và cân nhắc trong tình yêu và hôn nhân nhưng trong xã hội hiện thực này đích thị là có tồn tại vấn đề như vậy.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trẻ vội vã mua nhà. Nhà ở đã trở thành một chủ đề khiến nhiều người hết sức mẫn cảm trong xã hội hiện thực ngày nay.

Giá nhà không ngừng leo thang, chỉ tăng mà không giảm cộng thêm cơn sốt nhu cầu về nhà ở khiến nhiều người trẻ dù có phải gồng hết sức mình cũng phải cố dành dụm lấy số tiền đặt cọc ban đầu.

Họ luôn nghĩ rằng phải có nhà ở, mua được nhà ở rồi mới có được cảm giác an toàn, cảm giác quy tụ tại thành phố chứ không phải là tiếp tục phiêu bạt bấp bênh.

Trả lời