Văn nghị luận là một thể loại văn thường thấy trong cuộc sống. Nghị luận thường là đưa ra các luận điểm, lập luận, luận chứng để nghị luận hoặc bàn về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
Sau đây là những mẫu đoạn văn ngắn nghị luận về tính tự phụ kiêu căng kiêu ngạo. Xin chia sẻ tới các bạn cùng đọc và tham khảo.
Tự phụ, khiến con người ta thành công thì ít, hỏng việc thì nhiều
Người tự phụ thường coi ưu điểm vượt trội của mình so với người khác là vốn của sự tự phụ. Kiểu người này có xu hướng phóng đại ưu điểm của mình. Không nhìn ra khuyết điểm của bản thân và ưu điểm của người khác. Điều này dẫn đến lạm phát bản thân, coi mình là trung tâm và không quan tâm đến người khác.
Con người thường tự cho rằng mình rất quan trọng. Nhưng thực tế, họ không quan trọng như họ nghĩ. Vì vậy, kẻ kiêu ngạo từ trước đến này luôn thành công thì ít, hỏng việc thì nhiều.
Hãy nhớ rằng: kiêu ngạo là dấu hiệu báo trước của thất bại. Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, tướng quân của Lưu Bị là Quan Vũ. Được người đời gọi là Quan Công.
Quan Vũ là người trọng nghĩa khí, hết sức trung thành, dũng mãnh hơn người. Thế nhưng, tự phụ là điểm yếu chết người của Quan Vũ.
Khi Lưu Bị xưng đế ở Thành Đô, ông đã giao quyền lực quân sự và chính trị của chín quận Kinh Châu cho Quan Vũ. Nhưng Quan Vũ vì không nghe theo lời khuyên chính xác của thuộc hạ. Nên đã đánh mất vị trí chiến lược của Kinh Châu.
Viết đoạn văn ngắn nghị luận về tính tự phụ kiêu căng kiêu ngạo
Những người tự phụ thường rất cảm tính. Họ đưa ra những đánh giá hời hợt về sự việc hoặc tình huống chỉ thông qua cảm giác, nhận thức và vẻ bề ngoài. Họ tự cho mình là đúng. Và kết quả cuối cùng thường không như ý.
Chẳng hạn như Lã bố là mẫu người tự phụ điển hình. Khi quân của Tào Tháo tiền gần đến chân thành, trước nguy cơ địch đông ta ít. Nhưng Lã Bố vẫn ngạo nghễ lớn tiếng trước mặt Điều Thuyền: “Nàng không cần phải quá lo lắng. Ta có Họa Kích, Xích Thố Mã, ai dám tới gần ta?”
Những người tự phụ thường có xu hướng tự đánh giá quá cao khả năng của mình. Mà không tự lượng sức, tự mình biết mình.
Một số thì tự đánh giá mình quá cao, thích đề cao bản thân và coi thường người khác. Luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác.
Một số thì cố chấp, khăng khăng tự cho mình là đúng. Luôn áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Dù biết người khác đúng nhưng cũng không chịu thay đổi bản thân.
Những người tự phụ, kiêu căng thường không quan tâm đến người khác. Và tự xa lánh người khác. Họ thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà bỏ qua người khác. Thiếu nhiệt tình và lạnh nhạt với mọi người.
Tóm lại, người kiêu ngạo và tự phụ rất dễ thổi phồng bản thân chỉ vì một vài thành tích nhỏ. Một khi đã như vậy, sẽ nhanh chóng mất đi phương hướng. Khiến khoảng cách giữa bản thân và thất bại ngày càng gần.
>> Viết về nghị luận và ý nghĩa những điều nhỏ bé trong cuộc sống
Tự phụ kiêu căng kiêu ngạo: Đừng để tự phụ biến bạn thành một kẻ thất bại
Khiêm tốn làm cho người ta tiến bộ. Kiêu ngạo làm cho người ta tụt hậu. Trong cuộc sống, kiêu ngạo và tự phụ thường có thể khiến người ta lạc lối, không thể tiến về phía trước.
Người kiêu ngạo và tự phụ thường cho rằng không có mình thì người ta không biết làm gì. Nhưng thực tế, những người như vậy không tránh khỏi số phận thất bại. Vì khi kiêu căng, sẽ khiến con người ta mất đi quy tắc đối nhân xử thế. Tự hủy hoại bản thân trong sự kiêu căng, kiêu ngạo.
Ai cũng luôn tự cho rằng bản thân mình rất quan trọng. Nhưng trên thực tế, không có bạn, mọi việc vẫn có thể hoàn thành tốt một cách bình thường.
Vậy nên, những người kiêu ngạo thường ít thành công và nhiều thất bại hơn người khác. Bạn phải luôn nhớ rằng: kiêu ngạo là điềm báo trước cho sự thất bại.
Tự phụ không phải là “không có lửa thì sao có khói”. Những người tự phụ thường có một số sở trường nổi bật. Những sở trường nổi bật khiến họ cảm thấy mình vượt trội hơn người khác.
Cảm giác vượt trội ấy, khi tích lũy đến một mức độ nhất định sẽ khiến người ta trở nên kiêu ngạo và không biết trời cao đất dày.
Nhận thức của con người đến từ kinh nghiệm. Những người thường gặp phải trắc trở và đả kích trong cuộc sống. Thường là những người không có tâm lý tự phụ và kiêu ngạo. Còn những người cuộc sống thuận buồm xuôi gió. Lại là những người dễ hình thành nên tính cách này.
Viết đoạn văn ngắn nghị luận về tính tự phụ kiêu căng kiêu ngạo
Người kiêu căng, tự tụ tự rút ngắn nhược điểm của mình. Tự thổi phồng ưu điểm của mình. Thiếu hiểu biết và nhận thức về bản thân. Đánh giá quá cao năng lực của bạn thân. Nhưng lại đánh giá quá thấp người khác. Tự nhiên sẽ sản sinh tâm lý kiêu căng.
Có được chút thành tích cỏn con bèn tự cho mình là giỏi. Thành công thì quy về là sự nỗ lực của bản thân. Còn thất bạn là đổ cho người khác không hợp tác. Coi mình là người giỏi, là người vượt trội, khác với những người khác.
Con người không phải cái gì cũng biết. Con người không biết không đáng sợ. Đáng sợ là không biết những lại giả vờ là biết. Biết một ít nhưng lại tự nhận rằng cái gì cũng biết. Người như vậy sẽ không bao giờ tiến bộ. Và sẽ chỉ quanh quẩn trong vòng tròn mà tự mình vẽ ra.
Chúng ta phải nhìn nhận sự tự phụ bằng ánh mắt phát triển. Vừa nhìn thấy quá khứ của mình. Cũng vừa nhìn thấy tương lai của mình. Quá khứ huy hoàng chỉ có thể cho thấy bạn đã từng là anh hùng. Nó không đại diện cho hiện tại. Càng không thể báo trước tương lai.
Trong cuộc sống, chúng ta thường tự biến mình thành một chiếc cốc đầy nước trong vô thức. Khiến bản thân không thể chứa được những thứ khác.
Bởi vậy, hãy học cách buông bỏ những suy nghĩ của bản thân. Lắng nghe và học hỏi với thái độ khiêm tốn. Thành công chắc chắn đang ở gần bạn.