Giáo sư nhà tâm lý học người Mỹ Daniel Goleman vào những năm 90 đã cho ra đời một cuốn sách mang tên “EQ: tại sao lại quan trọng hơn cả IQ”. Cuốn sách này đã hình thành cơn sốt EQ trên phạm vi toàn cầu.
Từ đó con người bắt đầu quan tâm tới EQ, thảo luận về EQ và thậm chí bắt đầu cho rằng EQ quết định thành tựu cao thấp của mỗi người.
Daniel Goleman cho rằng, EQ không hẳn là một giá trị số cố định và bất biến mà nó bao gồm phẩm chất về nhiều mặt như quản lý cảm xúc tinh thần và ý chí.
EQ có mối quan hệ mật thiết trong việc bồi dưỡng con người về sau, do vậy về lý luận, chúng ta có thể thông qua việc bồi dưỡng và đào tạo sau này để nâng cao EQ. Vậy EQ của một người thường được thể hiện chủ yếu qua những phương diện nào?
Bạn đã từng trải qua hoặc bắt gặp cảnh khi cuộc sống không như mong muốn, tinh thần sa sút thường sẽ xuất hiện một số người giảng giải cho bạn nghe một loạt các loại đạo lý lớn. Lúc này, trong lòng bạn sẽ xuất hiện tinh thần chống đối, dù bạn hiểu rằng những đạo lý lớn này là đúng.
Thực ra đây là biểu hiện của những người EQ thấp. Những người có EQ cao thực sự sẽ biết cách cảm nhận sự thay đổi tâm lý của đối phương, nắm bắt những bất thường về mặt tình cảm và cảm xúc của đối phương, biết cách trao đổi và nói chuyện theo chiều sâu rất có sức hút về mặt nhân cách.
Dưới đây là lý do vì sao mà những người thích nói lý lẽ, EQ thường không cao, phân tích từ góc độ tâm lý học.
1, Chỉ biết nói lý lẽ không màng tới cảm nhận
Chuyên gia về EQ RichardBoyatzis cho rằng, trong quá trình nói chuyện, nếu chỉ biết nói lý lẽ không màng tới cảm nhận là hình thức nói chuyện EQ thấp, sẽ khiến người khác ghét bỏ và bản thân khó chịu.
Đường Tăng nói câu nào cũng đúng nhưng Tôn Ngộ Không lại hận vì không thể đánh cho sư phụ của mình một trận cũng chính là vì lẽ đó.
Trong cuộc sống, chúng ta thường tìm kiếm bến đỗ tinh thần và tình cảm. Luôn hy vọng trong cuộc sống bộn bề tấp nập này có thể tìm được người hiểu mình để thông cảm và đồng cảm lẫn nhau.
Rất nhiều người không hiểu rõ đạo lý “mượn rượu giải sầu càng sầu thêm”. Khó khăn lắm mới tìm được người thổ lộ, người ta lại nói với bạn những từ như phải mạnh mẽ, kiên cường…Những người này chính là những người không hiểu gì về tính tình, là điển hình của những người EQ thấp.
Nếu bạn gặp một người khao khát muốn được thổ lộ với bạn, bạn nhất định phải cùng tần số với họ, đối thoại với họ từ nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn. Tuyệt đối không nói lý lẽ, như vậy mới có thể bộc lộ hết sức hút về cá tính trong con người bạn.
Hãy nhớ rằng, thực sự hiểu được nhu cầu tâm lý của đối phương mới là biểu hiện của những người có EQ cao.
>> Kỹ năng diễn thuyết sản phẩm, 8 phút để tìm đại lý hay nhà phân phối
2, Nhân loại bẩm sinh vốn đã ghét những người thích nói lý lẽ
Vậy phải trao đổi và nói chuyện bằng những phương thức nào để đối phương dễ tiếp nhận hơn?
Phân tích từ phương diện tâm lý cá thể, mỗi người đều có điểm yếu tính cách riêng, đại đa số con người bẩm sinh vốn đã không thích nghe đạo lý lớn, không thích cảm giác bị ra lệnh và chỉ huy.
Cứng nhắc, không xem xét tới cảm nhận của đối phương là phương thức nói chuyện khiến người khác chán ghét. Để tránh bị người khác chán ghét, trong quá trình nói chuyện, chúng ta cần phải chú ý tới bổn phận.
Nói đạo lý một cách phù hợp cũng sẽ có tác dụng với một số người. Nhưng một khi phát hiện đối phương xuất hiện tinh thần chống đối phải lập tức thay đổi hình thức nói chuyện, xuất phát từ góc độ và lập trường của đối phương.
3, Bản chất của EQ cao trong giao tiếp xã hội
Trong công việc cuộc sống cũng như quản lý giao tiếp xã hội, sức hút cá tính mới là thử thách lớn nhất. Muốn có EQ cao bạn phải có sức hút cá tính mãnh liệt, như vậy mới có thể vô hình chung chinh phục được đối phương.
Còn những người lúc nào cũng nói lý lẽ kia lại thể hiện là những người không có sức hút và khả năng ứng biến kém.
Những người có EQ cao thường biết cách đoán ý qua lời nói và sắc mặt, hiểu rõ nội tâm của người khác để tìm thấy nhu cầu về tâm lý của họ, từ đó được yêu thích và ca ngợi.
Còn những người có EQ thấp thường thiếu những khả năng xã giao cơ bản, thường chỉ nghĩ tới mình mà không suy nghĩ vấn đề từ trên góc độ của người khác. Làm việc lúc nào cũng “nói một đàng làm một nẻo”, không có chút hiệu quả nào.
Từ những điều trên, chúng ta sẽ thấy rằng, những người thực sự có EQ cao thường sẽ không hay nói lý lẽ. Họ biết cách đặt mình vào vị trí khác để suy nghĩ sự việc, nhìn thấu thế giới nội tâm của người khác, do vậy luôn dễ dàng được người khác tôn trọng và tín nhiệm.