Trước đây đã từng có một sinh viên đại học nói rằng: Đợi đến khi tôi bước chân ra ngoài xã hội, tôi sẽ nỗ lực phấn đấu, làm việc chăm chỉ mỗi ngày, tôi muốn kiếm thật nhiều thật nhiều tiền hơn nữa.
Tôi hỏi anh ta: Bạn nghĩ rằng so với những gì mà bố mẹ bạn làm, bạn có thể phấn đấu nhiều hơn họ, mỗi ngày thức dậy vào lúc mặt trời mọc và tan làm khi trời đã tối mịt, đối mặt với những lo lắng cơm áo gạo tiền mỗi ngày không?
Thứ nhất, có một câu nói luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh: nỗ lực nhất định sẽ thành công. Chúng ta không bàn luận đến thành công là gì, nhưng vẫn luôn mặc định rằng người thành công là người kiếm được nhiều tiền và trở thành một người giàu có.
Nói về một câu chuyện của người nông dân giàu có tên A. Người ta kể lại rằng 10 năm trước có một người nông dân làm việc không biết mệt mỏi mỗi ngày, có tay nghề trồng trọt rất tốt, cuối cùng cũng có ngày anh ta phát tài. Bởi vì anh nơi trồng trọt của anh ta đã bị phá hủy nên sau đó anh ta bắt đầu hưởng thụ cuộc sống.
Xin hỏi người nông dân này đã dựa vào sự nỗ lực của mình để trở thành một người giàu có đúng không? Bạn sẽ phát hiện ra rằng vốn dĩ không chỉ có thế. Nỗ lực là yếu tốt thiết yếu trong việc làm giàu nhưng nhất định không phải là yếu tố cơ bản nhất.
Thứ hai, thế nào được gọi là cơ bản? Tư duy một chút.
Một người nông dân khác tên là B. Anh ta không quá vất vả để làm việc vì thế lúc đầu không đạt được kết quả gì đáng kể. Cho đến một ngày, chỗ đất trồng trọt của anh ta được đưa vào quy hoạch và anh ta nhận được một khoản đền bù lớn.
Thế nhưng làm thế nào để có thể kiếm được nhiều tiền hơn? Anh ta phát hiện ra rằng cách chỗ anh ta ở tầm 5km vẫn chưa bị quy hoạch, anh ta thông qua mối quan hệ của người thân mua được một mảnh đất khác. Chỉ trong tích tắc đã sử dụng tiền đền bù để xây dựng lên căn nhà.
B tin rằng căn nhà mà anh ra mua trong tương lai sẽ nằm trong dự án quy hoạch nào đó, kể cả không quy hoạch thì căn nhà đó cũng còn ở đó chỉ tiêu một chút tiền vốn. Quả thật như vậy, 3 năm sau, căn nhà mà anh ta xây dựng đã nằm trong quy hoạch, bị phá hủy và anh ta lại kiếm lời từ việc bị đền bù.
A đã dùng hết số tiền đền bù và sử dụng nó vào việc tiêu xài, còn B thì dùng tiền đền bù để kiếm thêm tiền, mua thêm vào căn nhà đợi đến khi được giá.
>> Vì sao ông chủ tư duy chậm, nhưng giàu có hơn người thông minh
Thứ ba, bạn có hương vị gì khác so với những trường hợp trên không?
1, Tư duy khác nhau
Nhiều người cảm thấy rằng họ có thể thành công nếu họ làm việc chăm chỉ, nhưng thực tế họ cần phải nghiên cứu phương hướng. Có một câu nói rằng “ lựa chọn còn quan trọng hơn nỗ lực”. Nếu một người biết cách lựa chọn thì họ sẽ rất dễ dàng để đối phó vượt qua mọi rào cản.
2, Đánh giá rủi ro
Những người phương Đông nói chung có tư tưởng bảo thủ, nhận thức của những người nông dân rất mạnh mẽ. Chẳng hạn kiếm tiền và tiết kiệm tiền, 10 đồng cũng tiết kiệm, 100 đồng cũng tiết kiệm lại. Mặc dù gửi ngân hàng để tiết kiệm rủi ro thấp nhưng tiền của bạn đã bị giảm giá.
Người giàu tư duy rằng việc thực hiện chuyển đổi giá trị của tiền mới là cách kiếm tiền, ví dụ như đầu tư và quản lý tài chính, chẳng hạn như mua nhà để tiền sinh tiền. Người giàu dám chấp nhận rủi ro còn người nghèo thì cứ an phận bước từng bước rón rén.
3, Tinh thần luôn sẵn sàng
Người nghèo không nỡ bỏ tiền ra ăn uống chi tiêu cho những sinh hoạt hàng ngày, không chỉ chi li với người nhà mà còn đối với bạn bè, vì thấy mối quan hệ của họ rất hạn hẹp. Thế nhưng ngược lại, người giàu luôn có tư duy muốn đầu tư, họ sẵn sàng và không tiếc để có được nó.
Họ không chỉ đầu tư cho kinh tế, họ hiểu cách đầu tư và quản lý tài chính hợp lý. Họ cũng biết cách đầu tư vào nguồn nhân lực và tích hợp chúng vào các vòng kết nối cấp cao hơn thông qua đầu tư cá nhân. Tư duy của người giàu và tư duy của người nghèo mãi mãi là đối nghịch nhau.
4, Quen với việc tư duy
Nhiều người nghĩ rằng người giàu có đạo đức thấp và kém cỏi. Thực ra người giàu đã luôn luôn suy nghĩ, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tìm kiếm cách kiếm tiền. Mặc dù thể lực của họ không hề mạnh nhưng họ luôn siêng năng trong việc suy nghĩ và tìm kiếm cơ hội cho chính bản thân mình.
5, Vấn đề tâm lý
Người nghèo nghĩ rằng lấy gốc rễ của ý thức và đạo đức làm điều căn bản, điều này thực ra là một sự nhầm lẫn. Thế nhưng ý thức và đạo đức là tiêu chuẩn cao nhất của xã hội, mà kiếm tiền thì không hề vi phạm những chuẩn mực tối thiểu của đạo đức.
Điều đó có nghĩa là, để kiếm tiền, miễn là không làm gì vi phạm đạo đức và pháp luật thì đều chấp nhận được. Nhưng để kiếm tiền nhất định phải biết tính toán và nắm bắt cơ hội, rất tiếc là người nghèo không giỏi trong việc này. Do đó, người giàu không chỉ giàu về vật chất và còn giàu về tư tưởng, nhưng người nghèo thì cứ mãi đến chết vẫn cần thể diện và sống cũng chỉ như đang chịu hình phạt.