Tục ngữ có câu “thời gian là vàng”. Có thể bạn biết câu tục ngữ này. Nhưng bạn có thực sự hiểu ý nghĩa của nó? Nhiều lúc sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo thể hiện ngay trên chính câu tục ngữ này.
Người giàu luôn hiểu tầm quan trọng của thời gian. Nên họ tình nguyện bỏ tiền để mua thời gian. Còn người nghèo hoàn toàn ngược lại. Họ thường chọn cách tiêu tốn nhiều thời gian hơn để đạt được mục đích tiết kiệm tiền.
Bởi vậy, hãy làm rõ mối quan hệ giữa thời gian và tiền bạc để biến thời gian thành của cải.
1, Thời gian chính là tiền bạc
Thời gian là tiền bạc, hãy đổi nó thành thù lao theo giờ để so sánh. Đối với những việc cần nhiều thời gian nhưng lại cần ít tiền. Nhất định phải xem xét kỹ lưỡng, đáng hay không đáng để làm.
Chúng ta tính toán như vậy không phải là để so đo tính toán thù lao theo giờ với ông chủ. Mà là để đảm bảo tình hình tài chính của chúng ta luôn nằm trong sự kiểm soát của mình.
Khi bạn sử dụng một số những tham số cụ thể nào đó để đo lường tình hình tài chính của mình. Bạn sẽ phát hiện ra rằng, thực ra nó rất dễ kiểm soát. Phân khúc chi phí sẽ giúp bạn bớt lãng phí thời gian vào những việc không có đầu có cuối hơn.
Học cách quy hoạch sự đầu tư của bạn trong từng phút từng giây. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi kiếm được những “món tiền thưởng” ngoài lề khác.
>> Cách tiêu tiền của người giàu và cách đầu tư của người giàu
2, Thời gian rảnh rỗi cũng có thể biến thành tiền
Khoảng cách chênh lệch giữa người và người quyết định bởi việc sắp sếp thời gian sau khi tan ca. Bạn có bao giờ nghĩ tới việc thời gian sau tan ca của bạn đang bị thôn tính và ăn mòn?
Sau một ngày làm việc vất vả trở về nhà. Ăn uống đơn giản, tắm giặt qua loa. Sau đó lên giường nằm, mở điện thoại xem tin tức giải trí. Lướt Facebook, xem trạng thái, like ảnh bạn bè. Hoặc mua sắm online…
Bạn giật mình “Đã 11 giờ rồi sao? Mình đã làm được gì đâu”. Nhất là, lúc này bạn vẫn có suy nghĩ rằng: “Bài viết vừa rồi vẫn chưa đọc xong. Đọc hết rồi hãy đi ngủ”.
Thời gian đi làm lúc nào cũng bận rộn. Chỉ cần rảnh tay một chút là dính lấy chiếc điện thoại không rời phút giây nào. Trông thì không có bất cứ tổn hại gì. Nhưng thực ra đó mới là những khoảng thời gian quý báu và đắt giá nhất.
Thời gian rảnh rỗi nếu gộp lại chính là nghề phụ mà vốn bạn có thể phát triển được. Là khoảng thời gian đắt giá để bạn học hỏi kỹ năng, nâng cao giá trị bản thân. Hơn nữa những khoảng thời gian này đều có thể trở thành nguồn thu nhập của bạn trong tương lai hoặc ngay ở hiện tại.
3, Miễn phí nhiều khi lại là thứ đắt giá nhất
Bạn đã từng vội vàng quyết định mua sắm khi có các hoạt động mua 1 tặng 1, quà tặng miễn phí…? Những khi nhìn lại số tiền tiết kiệm mà bạn bỏ ra để mua những sản phẩm miễn phí ấy. Bạn sẽ ngỡ ngàng phát hiện ra rằng những sản phẩm đó “ăn thì no, cho thì tiếc”.
Nhiều lúc, chúng ta vì tiết kiệm tiền chọn cách tạm bợ với một thứ gì đó. Cuối cùng lại phải tiêu tốn nhiều thời gian, công sức để bù đắp lại mọi thiếu xót. Lợi bất cập hại.
Tư duy người nghèo đó là bất cứ việc gì cũng dùng tiền bạc, con số làm tiêu chuẩn đo lường. Hết sức nhạy cảm với giá cả. Có thiện cảm tốt với những thứ miễn phí. Quay lưng lại với mọi thứ thu phí.
Do vậy, trong điều kiện nhất định, chúng ta có thể lựa chọn trả phí để rèn luyện sức khỏe, học tập, hưởng thụ tất cả mọi thứ có thể. Có như vậy, bạn sẽ càng quý trọng cơ hội hơn. Đồng thời cảnh giác bản thân không được lãng phí mọi lúc mọi nơi.