Bước vào cuộc cách mạng 4.0, các phương thức bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa) cũng phải thay đổi để thích nghi với xu thế thương mại điện tử

Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu hút một số lượng lớn sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc này kéo theo sự ra đời của hàng loạt các chuỗi cửa hàng tiện lợi, có mặt ở khắp nơi như VinMart, Circle K, FamilyMart, Co.op Smile, Satrafoods, Bách Hóa Xanh…đã đáp ứng được mọi nhu cầu mua sắm sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Các kênh bán lẻ truyền thống phải thay đổi để thích nghi

Điều này đang đe dọa đến các chuỗi cửa hàng bán lẻ, tạp hóa của nước ta. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, các kênh bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa) vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Với một thị trường tiềm năng như Việt Nam (doanh thu bán lẻ của thị trường Việt Nam năm 2018 là 143,3; năm 2020 dự kiến sẽ đạt 160 tỉ USD), nếu các doanh nghiệp Việt không thay đổi cách thức kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình thì rất dễ bị các siêu thị tiện lợi chiếm thị phần.

Cái chúng ta cần làm bây giờ là giải quyết vấn đề về hỗ trợ quản lý bán hàng đồng thời offline và online, xử lý quản lý tồn kho đa kênh, hoàn tất đơn hàng nhanh chóng và dễ dàng quản lý trên nền tảng di động. Một số phần mềm tiêu biểu có thể giúp đỡ các chủ cửa hàng quản lý có thể kể đến: Sapo X, KiotViet, và mới đây là sự ra đời của nền tảng BBLink,…

Ông Vincent Lữ, Giám đốc Chiến lược BBLink, cho biết, BBLink sẽ sử dụng đội ngũ nhân viên kinh doanh, giao hàng chuyên nghiệp để phân phối hàng hóa của mình đến với các cửa hàng, đại lý, kho bãi, biến chúng trở thành nơi bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

Theo thống kê, các hình thức bán lẻ thông qua thương mại điện tử, bán bằng website đang ngày càng phát triển, dù hiện tại chỉ chiếm khoảng 20% thị phần, nhưng theo dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng lên. Việc đưa nền tảng phân phối đa nhiệm cho kênh bán lẻ truyền thống sẽ giải quyết được vấn đề lớn là nhà cung cấp không cần phải giao hàng xuyên tỉnh nữa mà sẽ giao ngay tại địa phương, tất cả chi phí ở địa phương.

Có thế thấy, chúng ta đang có những bước chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ. Xu hướng bán hàng, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã thay đổi theo cuộc cách mạng 4.0. Vì vậy, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp, chủ các kênh phân phối lẻ truyền thống cần phải thay đổi cách thức kinh doanh của mình. Áp dụng phương pháp đa nền tảng, phân phối mặt hàng đa dạng, làm đầu mối cung cấp sỉ mặt hàng gạo, nước giải khát bánh kẹo, sữa… của những nhà sản xuất lớn cho cả khu vực dân cư tại chỗ. Đồng thời phải thay đổi cách thức vận chuyển, lên đơn, quản lý hàng hóa, quản lý kho,… có như vậy các kênh bán hàng truyền thống mới có thể tồn tại và phát triển trong sự đi lên của nền kinh tế.

 

 

 

 

Trả lời