Việc cuộc sống ngày càng phát triển, thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao, tốc độ đô thị hóa cũng như dân số trẻ ngày càng tăng đã giúp Việt Nam sẽ là thị trường bán lẻ cửa hàng tiện lợi tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm 2021 tuy nhiên nó cũng mang lại một đấu trường với sự cạnh tranh khốc liệt.
Cùng với Việt Nam với (tỉ lệ tăng trưởng là gộp 37,4%) Philippines (24,2%) và Indonesia (15,8%) là những quốc gia đang có những bước phát triển về thị trường bán lẻ. Điều này biến Châu Á trở thành thị trường thực phẩm và tạp hóa lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng gộp hằng năm là 6,3%, nó bằng với thị trường châu Âu và Bắc Mỹ cộng lại.
Tuy nhiên, thị trường tiềm năng này cũng đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Minh chứng là đầu tháng 4 vừa qua, một trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi xuất hiện tiên phong là Shop&Go quyết định rút lui là nhượng lại cho Vingroup với giá chỉ vỏn vẹn 1 USD.
Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra nhận định Việt Nam sẽ là thị trường bán lẻ cửa hàng tiện lợi tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm 2021. Nguyên nhân của sự phát triển nằm ở tỉ lệ đô thị hóa nhanh, dân số trẻ tăng nhanh, và thu nhập cũng tăng hơn.
Được biết, Shop&Go đã đầu tư rất nhiều nhưng đều không mang lại được kết quả như mong muốn. Thị trường bán lẻ của Việt Nam tuy đầy tiềm năng cũng như cơ hội để phát triển nhưng tính cạnh tranh lại vô cùng khốc liệt chứ không dễ dàng như những gì mà các nhà lãnh đạo của công ty này hy vọng. Chính vì thế, họ quyết định rút lui để bảo toàn. Và Vingroup chính là lựa chọn tốt nhất để trao gửi Shop&go, họ có năng lực, có vốn, có người và có những thế mạnh đặc biệt để có thể làm tốt vai trò của mình trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Để mở một cửa hàng tiện lợi chi phí trung bình phải bỏ ra là 2.2 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ. Nếu doanh thu bán hàng không mang lại hiệu quả cao, thì không thể có khả năng chi trả cho khoản chi phí cao này, đó là chưa nói đến hàng loạt chi phí phát sinh khác. Tuy nhiên, trong khi nhiều thương hiệu thất bại thì vẫn có những doanh nghiệp dù mới xuất hiện nhưng đã mang lại thành công lớn điển hình như chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K lại bám trụ và bứt phá trên sàn đấu bán lẻ tiện lợi ở Việt Nam. Thành công này là nhờ vào chiến lược riêng của Circle, đó là “cung cấp chỗ ngồi” cho khách hàng. Chuỗi cửa hàng này đã tạo một điểm đến, một chỗ nghỉ chân cho khách hàng, hô biến mô hình cửa hàng tiện lợi thành 2 phiên bản là quán cà phê hay cửa hàng thức ăn nhanh. Đồng thời, họ còn có được vị trí cửa hàng rất thuận lợi và thật phù hợp. Chính điều này đã biến Circle K thành điểm đến tấp nập và thu hút nhiều phân khúc khách hàng.