Mở cửa hàng Tiện lợi, siêu thị mini cứ mạnh dạn làm, hiện Số cửa hàng người Việt chiếm 70% thị phần

Có thể thấy, thị trường bán lẻ của Việt Nam đang ngày càng phát triển, không chỉ là ở các kênh bán lẻ truyền thống (cửa hàng, đại lý,…) mà hiện nay việc các siêu thị mini, siêu thị thông minh từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh càng lớn, áp lực lên các doanh nghiệp càng cao. Mô hình cửa hàng tiện ích ra đời, như câu trả lời giải quyết phần nào vấn đề trên.

Những siêu thị thông minh mọc lên ngày càng nhiều, với hàng loạt những dịch vụ đi kèm đầy thu hút. Thậm chí, hiện tại người dùng còn không phải trực tiếp đến cửa hàng để mua sắm mà thông qua ứng dụng được cài đặt sẵn trên điện thoại, họ sẽ tiến hành đặt hàng, chọn mua những sản phẩm mình cần và sau đó chúng sẽ được vận chuyển đến tận nhà.

Đặt trước tình thế đó, mô hinh cửa hàng tiện ích ra đời với các lợi thế như: nằm ngay trong khu dân cư, diện tích lại không quá lớn, các sản phẩm đa dạng, chất lượng,…đã phần nào thu hút người tiêu dùng. Điều này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển, qua đó tạo ra đối trọng với hệ thống bán lẻ nước ngoài.

Những doanh nghiệp nước ngoài đang có vị thế lớn trong thị trường Việt Nam có thể kể đến Circle K, 7-Eleven, Family Mart, Total…Đồng thời, doanh nghiệp Việt cũng đang rất cố gắng trong việc mở rộng quy mô như VinMart, Hapro Food, Co.op Food, Bách Hóa Xanh…

Thống kê cho thấy, nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng như Circle K (Mỹ) hay Shop & Go (Singapore) có mặt từ những năm 2005 – 2008 và liên tục mở rộng chuỗi cửa hàng. Không chỉ doanh nghiệp nước ngoài mà thương hiệu trong nước cũng đang rất nỗ lực trong việc này.Cụ thể, trong những năm tới, VinMart+ sẽ mở thêm 3.000 cửa hàng, Công ty cổ phần Thế giới Di động cũng nhảy vào thị trường này với các cửa hàng Bách Hóa Xanh,…Trong cuộc đua này, chúng ta đang tỏ ra chiếm ưu thế hơn khi 70% các cửa hàng là đến từ doanh nghiệp Việt. Và con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai, theo nhiều dự đoán giai đoạn 2017 – 2021, dự kiến tốc độ tăng trường bán lẻ này đạt 37,4%.

Chưa dừng lại ở đó, Tp. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phát triển 52 trung tâm mua sắm, 111 siêu thị hạng 2; 865 siêu thị hạng 3; 595 chợ; 1.000 cửa hàng tiện lợi; 1.000 máy bán hàng tự động đặt tại các địa điểm công cộng.

Muốn làm được vậy, quản lí các doanh nghiệp phải đáp ứng được những xu hướng hiện nay như: an toàn, tiện lợi, tốt cho sức khỏe, giá cả hợp lý,….

 

 

 

Trả lời