Dùng 20 năm để đi làm thuê khắp thế giới, nhưng năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với các công ty hàng đầu thế giới. FPT tự khẳng định mình vẫn nghèo

FPT hiện là một trong những tập đoàn lớn và có sức ảnh hưởng nhất Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đặt lên bàn cân so sánh với các công ty hàng đầu thế giới thì năng suất lao động của họ chỉ bằng ½ dù mạng lưới lao động của FPT phân tán khắp nơi trên thế giới với 15.000 – 16.000 người.

“Một cô thợ may ở Quảng Nam, anh trồng cà phê ở Tây Nguyên hoàn toàn có thể bán sản phẩm ra thế nhờ thương mại điện tử. Không gian cho sự phát triển doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong nền kinh tế số rất lớn. Kinh tế số làm cho thế giới nhỏ lại, làm cho doanh nghiệp nhỏ lớn lên”, là lời khẳng định của ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nếu chúng ta biết đổi mới sáng tạo, có những bước chuyển mình trong việc chuyển đổi số của nền kinh tế mà lấy số hóa là nên tảng, tạo ra được sự bứt phá, phát triển bền vững trong tương lai. Để làm được điều đó, Chính phủ phải tạo ra được môi trường phát triển, lấy doanh nghiệp là trung tâm và các CEO sẽ là người dẫn dẳt

Nhìn vào thực tế của FPT sẽ thấy, doanh thu từ chuyển đổi số hiện nay chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu của FPT Software, tăng trưởng 80-10%/năm so với mức bình quân 30% của các lĩnh vực khác.

FPT đã có 20 năm chinh chiến ở đấu trường thế giới, họ cũng đi làm thuê, khoảng 8.000 tỷ của FPT Software là từ làm thuê. Từ những trải nghiệm ở xứ người đó, họ mang những gì tích lũy được quay trở về Việt Nam, giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ hội phát triển.

Chủ tịch Software Hoàng Nam Tiến tại Diễn đàn CEO năm 2019

Ông Hoàng Nam Tiến nói rằng: “3 cuộc cách mạng công nghiệp trước Việt Nam không tham gia, đến cuộc cách mạng 4.0 này nếu lỡ tàu thì sao chắc cũng không sao nhưng lỡ chuyến tàu lần này tôi nghĩ chúng ta khó có cơ hội bắt kịp thế giới. Các cuộc cách mạng công nghiệp thay đổi quan trọng nhất là năng suất lao động. Cách mạng 4.0, chuyển đổi số là yếu tố quyết định năng suất lao động. Hiện nay năng suất lao động của Việt Nam khoảng 4.000 USD/người/năm, đây là con số rất thấp so với khu vực. bằng 1/10 hay 1/15 các nước trong khu vực”.

Vì thế vấn đề đặt ra cho chúng ta là làm sao có thể đuổi kịp thế giới, và năng suất lao động sẽ là yếu tố then chốt giải quyết vấn đề. FPT dù đi khắp nơi trên toàn cầu, có 15.000 – 16.000 người làm việc ở các nơi trên thế giới nhưng năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với các công ty hàng đầu thế giới, điều đó lý giải vì sao chúng ta nghèo. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, hãy bắt đầu từ những cái nhỏ nhất và đi lên một cách từ từ. Hãy đặt doanh nghiệp vào tình thế buộc phải thay đổi, tạo động lực để họ sáng tạo, đây là yêu cầu tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Chính phủ cần phát huy hết chức năng của mình, đừng để tất cả mãi chỉ dừng khẩu hiệu. Muốn có nền kinh tế thông minh, phải có hệ thống thể chế thông minh. Theo dự báo, 2045, chuyển đổi số sẽ giúp tăng GDP 1,3%. Nếu kịch bản thấp hơn là là xuất khẩu số hay tiêu thụ số thì kịch bản thì kinh tế số chỉ góp  0,4-0,5% vào GDP.

Thực tế, Việt Nam có 4 nhóm doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ chiếm đến 96 – 96% không thể đầu tư vào giai đoạn đổi mới sáng tạo công nghệ nên họ cần đầu tư tiền bạc đổi mới dây chuyền sản xuất, làm sao để sản phẩm cạnh tranh được, tận dụng được nguồn nhân lực, tài nguyên  và hấp thụ công nghệ, tức là mua công nghệ về. Đến lúc không ai bán công nghệ cho thì buộc phải sáng tạo công nghệ.

Còn những doanh nghiệp lớn, hàng đầu khi đã có đủ tiềm lực cần đầu tư vào sáng tạo triển khai công nghệ. Đổi mới sáng tạo còn là cơ hội cho các star up phát triển, tham gia vào nền công nghệ của nhân loại.

 

 

Trả lời