Việt Nam không phải lựa chọn duy nhất của FDI, nhưng chúng ta sẽ là lựa chọn tốt nhất

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang khiến dòng vốn FDI từ nhiều quốc gia có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam. Điều này mở ra không ít cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nước nhà.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký và mua cổ phần, góp vốn vào Việt Nam đạt 14,6 tỷ USD, tăng 81% so cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI thực hiện ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Có thể nói Việt Nam đang là thị trường tiềm năng để các doanh nước ngoài rót vốn đầu tư, tuy nhiên hiện nay chúng ta không phải thị trường số 1 vì ngoài ra còn  Ấn Độ hay Indonesia… vì thọn chọn môi trường nào phụ thuộc nhiều vào môi trường điều kiện kinh doanh cũng như tiềm năng lao động.

Malaysia, Indonesia, Thái Lan… có cơ sở hạ tầng tốt và cực kỳ phát triển, Ấn Độ lại có lợi thế về tiếng Anh khi ở đây sử dụng song song 2 ngôn ngữ là tiếng bản địa và tiếng Anh. Vì thế, Việt Nam chỉ là một trong những ứng cử viên mà FDI nhắm đến.

Muốn có FDI, đòi hỏi Việt Nam phải tạo ra sự chuyển dịch thu hút chiến lược ở các khối ngành khác nhau, mang tính tổng thể chứ không căn cứ vào các doanh nghiệp FDI cụ thể. Ưu đãi từ thuế nên chuyển sang ưu đãi thông qua hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng, chuyển từ cung cấp dịch vụ sang vừa cung cấp dịch vụ nhưng mang tính tập trung và thúc đẩy hơn việc bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp FDI, tận dụng hiệu quả các hiệp định tự do thương mại.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Việc này  khiến đồng Nhân dân tệ vượt qua đỉnh hồi đầu năm và tăng 2,09% so với ngày 5/5/2019, thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ đánh thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Ngay sau đó Trung Quốc cũng đã đáp trả với việc đánh thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ, đồng thời thị trường Trung Quốc cũng có những điểm tương đầu với chúng ta vì thế dẫn đến khuynh hướng đổ dồn sang Việt Nam khiến hiện tượng dòng FDI từ nước này chiếm thế thượng phong.

Việc nhà đầu tư tìm đến Việt Nam tận dụng thị trường, từ đó hưởng lợi từ các ưu đãi CPTPP chính là một hệ quả quan trọng, đã được nhìn thấy trước từ khi tham gia CPTPP. Nói cách khác, kể cả không có chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, dòng vốn cũng sẽ chuyển một phần sang Việt Nam khi CPTPP được đưa vào thực hiện. Điều này giúp chúng ta có những ưu thể nhỉnh hơn so với các nước khác.

 

 

 

 

 

Trả lời