Làm thế nào để định vị bản thân trong xã hội và công việc

Làm thế nào để định vị bản thân trong xã hội và công việc

Định vị bản thân để biết mình đang ở đâu, mình là ai và mình muốn gì. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm sao để định vị bản thân? Dựa vào những tiêu chí nào để định vị và đánh giá mình là ai, năng lực mình như thế nào,..? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về định vị bản thân và làm thế nào để định vị bản thân trong xã hội và công việc.

Thế nào là định vị bản thân?

Chúng ta đều mơ hồ về việc hiểu thế nào là định vị bản thân, mỗi người đều có một khái niệm riêng cho mình nhưng có thể hiểu chung tất cả định nghĩa này lại là: định vị bản thân là việc nhìn nhận lại chính mình, xác định xem mình là ai, mình đang đứng ở vị trí nào, mà muốn làm gì và mình cần làm gì….

Làm thế nào để định vị bản thân trong xã hội và công việc

Không có một nguyên tắc hay các bước để định vị bản thân chính xác. Dưới đây là những chia sẻ của Bytuong.com theo góc nhìn cá nhân về việc định vị bản thân.

1, Xác định mình là ai?

Bạn có thể bắt đầu định vị bản thân bằng việc đặt ra những câu hỏi xoay quanh bản thân mình như: tôi là ai, tôi làm nghề gì, tôi ở đâu, tôi có gì đặc biệt, mục tiêu của tôi là gì, đam mê, sở thích của tôi là gì? Tôi có điểm mạnh, điểm yếu nào?…..

Việc xác định được mục tiêu phấn đấu của bản thân rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn biết được hướng đi của mình phía trước như thế nào. Mình có đang đi đúng hướng hay không. Và những điểm mạnh điểm yếu của mình là gì, mình cần khắc phục như thế nào.

Biết được mình là ai chính là bước quan trọng nhất trong việc điịnh vị bản thân.

2, Thành thật với bản thân

Để định vị chính mình, bạn cần thành thật với bản thân để có cái nhìn chính xác nhất về những gì bản đang có ở hiện tại và rút ra những bài học cho bản thân sau những gì thất bại đã qua. Việc nhìn nhận bản thân mình lại sau một thời gian dài bỏ quên sẽ giúp chúng ta đánh giá được trong những năm qua chúng ta học được gì, đạt được gì và thất bại như thế nào. Việc thành thật không có gì đáng xấu hổ mà nó sẽ là động lực để giúp bạn cố gắng hơn.

3, Nhìn nhận mình thông qua những gợi ý, đóng góp từ những người xung quanh

Những người xung quanh sẽ có cái nhìn khách quan hơn về việc làm, hành động hay lời nói của bạn. Dựa vào đó, chúng ta có thể biết được cảm nhận của mọi người xung quanh về mình như thế nào, đối với mọi người mình có vị trí như thế nào trong lòng họ? Có điểm nào mình cần khắc phục và cải thiện  hơn. Việc lắng nghe và cải thiện bản thân từ những người xung quanh là một cách định vị bản thân tốt và tích cực nhất. Nhiều người cảm thấy ngại, xấu hổ và khó chịu khi nghe người khác góp ý cho mình nên họ thường tỏ ra gắt gỏng, và lựa chọn việc không nghe bỏ đi. Hãy thoải mái đón nhận những ý kiến đóng góp đó để bản thân có thể tốt hơn.

4, Định vị bản thân qua kiến thức, kỹ năng của mình

Một trong những yếu tố cho biết bạn là ai, bạn đang ở đâu đó chính là tri thức. Bạn có thể đánh giá, định vị mình bằng việc kiểm tra xem kiến thức của mình tới đâu, kỹ năng của mình như thế nào, tư duy và năng lực mình đang ở mức nào?. Và dựa vào những yếu tố đó, mình có thể làm thành công đến mức nào?

Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc định vị bản thân. Mọi người cũng có thể nhìn vào nó để đánh giá và đối xử với bạn. Hãy luôn cải thiện và nâng cao kiến thức, tư duy, năng lực và kỹ năng của mình để nâng cấp bản thân mình nhiều hơn nữa trong tương lai.

>> Nếu cảm thấy bản thân không tự tin về tiền bạc và thành công thì hãy tích lũy những trải nghiệm thành công này

5, Định vị qua tính cách, vẻ bề ngoài

Tính cách, vẻ bề ngoài cũng sẽ giúp bạn định vị được chính mình.

Tính cách: bạn có tính cách như thế nào, vui vẻ, hòa đồng hay khó tính, ích kỷ; Vô vị, tẻ nhạt hay thú vị? Bốc đồng, ngang bướng hay ngoan hiền, trầm tính?… Dựa vào tính cách, mọi người sẽ bày tỏ một cảm xúc, thái độ khác nhau đối với bạn. Và bạn cũng biết được mình như thế nào, cá tính đó tốt hay xấu, mình cần thay đổi gì không? Hãy lắng nghe từ những người xung quanh để cải thiện mình hơn, có những tính cách không xấu nhưng nó không phù hợp để bạn luôn luôn thể hiện ra bên ngoài trong công việc và cả đời sống. Vì như thế, sẽ ảnh hưởng không tốt đến bạn và khiến mọi người không đánh giá cao bạn.

Vẻ bề ngoài cũng vậy. Chúng ta luôn nói ngoại hình đẹp là tốt nhất. Không phủ nhận điều đó nhưng không có nghĩa phải đẹp thật sự theo nghĩa đen. Có nhiều bạn trẻ rất tự tin rằng mình đẹp, và sử dụng cái đẹp đó để phô diễn ra cho mọi người thấy bản thân mình như thế nào. Nhận được sự thích thú từ mọi người nhưng đó chỉ là nhất thời và cái nhận được thật sự nhất đó chính là sự đánh giá của tất cả mọi người đến phẩm chất và con người. Lúc này bạn đã tự hạ thấp bản thân mình, và định vị sai về hình thức của mình. Đẹp có thể xuất phát từ nhiều yếu tố và do cảm nhận của từng người. Vẻ bề ngoài chỉ là một phần để nói lên con người bạn và việc sử dụng vẻ bề ngoài sao cho đúng mới là cách định vị chính xác bản thân mình.

6, Định vị bằng tài sản, tiền

Chắc có lẽ rất nhiều người có suy nghĩ rằng định vị bản thân là định vị bằng tiền, xem bạn giàu có đến mức nào sẽ biết bạn đang đứng ở đâu. Suy nghĩ này hoàn toàn không sai nhưng không có nghĩa tiền là yếu tố để định vị duy nhất.

Bạn có thể dựa vào thu nhập, tài sản của mình để đánh giá xem mình giàu, nghèo hay chỉ có mức sống trung bình. Dựa vào thu nhập đó mình sống có thoải mái, có dư giả để tiết kiệm và giúp đỡ cộng đồng hay không? Mức thu nhập này so với mọi người trong xã hội thì như thế nào? Đừng chỉ so sánh thu nhập của mình với một vài người có thu nhập thấp xung quanh và tự nhận mình giàu. Hay lại đi so sánh mình với những triệu phú, tỷ phú hoặc doanh nhân thành đạt để tự nghĩ bản thân mình rất nghèo. Việc xác định mình đang ở tầng lớp giàu, nghèo hay trung bình chính là việc định vị bản thân mình.

7, Định vị qua nghề nghiệp, vị trí đảm nhận

Mỗi công việc, mỗi ngành nghề sẽ có những đóng nhất định trong một lĩnh vực đó nói riêng và cho sự phát triển của xã hội nói chung. Việc định vị bản thân qua nghề nghiệp, vị trí đảm nhận cũng được rất nhiều người sử dụng. Qua vị trí, chức danh và công việc bạn đảm nhận để biết mình đang đứng ở đâu, trách nhiệm và quyền hạn mình như thế nào. Ví dụ bạn là bác sĩ, sau nhiều năm phấn đấu bạn đã được bổ nhiệm với vị trí trưởng khoa. Với công việc và vị trí này, bạn biết được mình cần là một người có trách nhiệm với sự sống, sức khỏe và cuộc sống của mỗi người. Là một trưởng khoa, trách nhiệm của bạn sẽ lớn hơn những bác sĩ khác, bạn cần chỉ đạo và giải quyết mọi thứ tốt nhất để đảm bảo mọi thứ diễn ra tốt đẹp nhất.

Hãy luôn nỗ lực phấn đấu, cả về ý chí và hành động để hoàn thiện bản thân mình hơn. Bạn là ai, bạn đang ở đâu, bạn muốn gì?… Hãy tự tìm cho mình câu trả lời bằng việc dừng lại, dành thời gian để nhìn lại những gì bạn đã làm và định vị chúng xem. Hy vọng những chia sẻ của Bytuong.com sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra chính mình.

Trả lời