Sống thế nào để được mọi người yêu quý-ứng xử với người không thích mình

Sống để được mọi người yêu quý thực ra cũng không quá khó. Hoặc là hùa theo sở thích của người khác. Hoặc là chú trọng lời ăn tiếng nói, phong thái và phương pháp làm việc. Mỗi người một tính, chúng ta không thể đối xử với cả trăm người như một.

Muốn mọi người thực sự yêu quý mình, chúng ta cần phải chân thành. Lấy lòng người khác một cách giả tình giả nghĩa. Sớm muộn rồi cũng sẽ bị phát hiện. “Suy bụng ta ra bụng người”. Cách duy nhất để được mọi người yêu quý đó là hãy quý trọng và yêu quý họ trước.

Vậy phải sống như thế nào để được mọi người yêu quý?

1, Thành tín

Phải là một người có uy tín mới được nhiều người yêu quý. Những người nói lời không giữ lời. Hay trễ hẹn, thoái thác trách nhiệm. Không chịu thừa nhận sai lầm…Đều là những người thiếu uy tín.

Những người đáng tin cậy mới, giữ chữ tín mới dễ được mọi người yêu quý.

2, Lễ phép

Những người lễ phép, lịch sự rất dễ được mọi người yêu quý. Lễ phép là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp ứng xử giữa người với người. Những người thân thiện với người ít tuổi. Lễ phép, kính trọng với người cao tuổi, ai gặp cũng đều sẽ yêu quý.

Ngược lại những người bất lịch sự, thiếu tôn trọng, hay xoi mói người khác sẽ không bao giờ lấy được lòng người. Bởi vậy sẽ không được mọi người yêu quý.

3, Quan tâm

Quan tâm người khác là một thói quen đạo đức tốt đẹp. Nên sẽ được mọi người yêu quý. Ví dụ, gặp ai đó ốm đau, quan tâm thăm hỏi. Hoặc giúp đỡ họ làm những việc mà bạn có thể làm.

Chỉ cần một câu thăm hỏi đơn giản nhưng lại khiến người khác cảm thấy ấm áp vô cùng. Những người như vậy, chắc chắn sẽ được mọi người hết lòng yêu quý.

4, Biết suy nghĩ cho người khác

Nhiều lúc, một số quyết định hoặc công việc sẽ gây khó khăn cho ai đó. Nếu bạn là người sắp xếp công việc, hãy nên suy nghĩ, xem xét tới cảm nhận của người khác. Ví dụ, nếu có công việc cần phải xử lý bên ngoài, có thể cắt cử những người gần nhà đảm nhận. Như vậy sẽ tiện cho họ hơn.

Hay những lúc tăng ca vất vả, quan tâm tới những người nhà xa hơn. Có thể cho họ về trước, những công việc còn lại để bạn hoàn thành.

Những chi tiết nhỏ này, tưởng chừng không đáng gì. Nhưng ngày tháng tích lũy, mọi người sẽ ngày càng yêu quý và tôn trọng bạn hơn.

5, Không cáu giận một cách tùy tiện

Nhiều lúc, ức chế cáu giận là điều khó tránh. Nhưng có lúc, người khác còn oan ức, tức giận hơn bạn nhiều. Bạn cáu với họ không những không giải quyết được vấn đề. Ngược lại còn khiến họ tổn thương.

Do vậy, gặp phải bất cứ chuyện gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động. Như vậy mới được mọi người yêu quý.

6, Có tri thức

Cổ nhân có câu “tri thức là sức mạnh”. Ở một số khía cạnh nào đó, sử dụng tri thức có thể giúp đỡ được người khác. Giúp họ vượt qua khó khăn.

Với tư cách là một người cứu độ thế giới. Bạn chắc chắn sẽ được mọi người khẳng định và yêu quý. Dĩ nhiên, không ai phủ định một người luôn luôn giúp đỡ người khác vô điều kiện. Ngược lại sẽ ngày càng yêu quý bạn hơn.

7, Có năng lực

Một người có năng lực chắc chắn sẽ là nhân vật nòng cốt của đội ngũ tập thể. Với tư cách là một nhân vật nòng cốt, một người đứng đầu đồng cam cộng khổ với người khác. Có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu. Ắt sẽ được mọi người yêu quý. Xứng đáng là trụ cột nòng cốt, đáng tin cậy của cả tập thể.

8, Biết cách biểu đạt

Không phải cứ nghĩ gì là nói đấy. Rất nhiều người thường không chú trọng tới cách nói chuyện của mình. Vô tình khiến người khác bị tổn thương mà bản thân không hề hay biết.

Những người “nhanh mồm, nhanh miệng” nói không có nghĩ. Trước khi nói gì đó phải xem vấn đề mà mình nói sẽ khiến người khác khó chịu hay không? Nếu có, tuyệt đối đừng nói ra.

Ví dụ, bạn khen chiếc áo của ai đó đẹp nhưng họ mặc lại không đẹp. Nửa câu trước khiến người nghe hài lòng, vui vẻ. Nhưng nửa câu sau sẽ khiến họ cáu giận. Do vậy, khi đó, bạn chỉ nên nói nửa câu trước là được.

Nếu họ cố tình hỏi bạn, họ mặc có đẹp không. Bạn có thể nói khéo hơn một chút, như “nếu đổi màu khác sẽ càng đẹp hơn”…Như vậy mới không bị người khác ghét, mà ngược lại sẽ ngày càng yêu quý bạn hơn.

>> 36 TUYỆT CHIÊU hữu ích giúp bạn nhìn thấu tâm can người khác

9, Hùa theo sở thích của người khác

Khi nói chuyện với ai đó, hãy nói tới những chủ đề mà họ thích. Đừng tự khoe khoang chính mình một cách mù quáng. Nếu bạn chỉ nghĩ tới việc để mình nói cho sướng mồm. Bạn sẽ phát hiện ra rằng, mọi người ngày càng xa lánh bạn. Sau này không còn ai muốn nói chuyện với bạn nữa.

Có thể bạn không hứng thú với những chủ đề mà họ thích. Nhưng bạn có thể tự tìm hiểu một chút. Hùa theo chủ đề, sở thích của người khác nhiều khi cũng là một kiểu tu dưỡng. Khiến mọi người yêu quý bạn hơn.

10, Mỉm cười

Mỉm cười luôn là vũ khí sắc bén để lấy được lòng người. Để được mọi người yêu quý. Chúng ta thường nghe thấy nhiều người nói thích nụ cười của ai đó, âu cũng chính là vì đạo lý này.

Mỉm cười là biểu hiện của những khí chất tốt đẹp. Đồng thời cũng là biểu hiện của sự tự tin. Mỉm cười không những mang lại tâm trạng tốt cho người khác. Mà còn khiến người khác vui vẻ và yêu mến bạn hơn.

“Nhân vô thập toàn”, con người không có ai là hoàn hảo cả. Mỗi người đều có ưu khuyết điểm của riêng mình. Bởi vậy xung quanh chúng ta sẽ tồn tại những người thích và không thích mình.

Với những người thích mình sẽ dễ cư xử và dễ sống hơn. Nhưng với những người không thích mình, sẽ khó sống và cư xử hơn.

Đối mặt với những người không thích mình, chúng ta thường có tư tưởng “vào trước là chủ”. Họ là những người mà ta không thích. Làm như vậy sẽ rất dễ đánh đồng mọi thứ. Vô hình chung tăng thêm độ khó trong việc cư xử đôi bên.

Con người sống ở đời, chúng ta không thể yêu cầu ai cũng là người mình thích được. Và cũng không thể yêu cầu ai cũng thích bạn được. Nhược điểm của những người mà bạn không thích biết đâu chúng chính là nhược điểm của bạn.

Đối mặt với những người không thích bạn, hoặc những người mà bạn không thể hiểu, bạn có thể thử làm những điều sau:

1, Suy nghĩ vấn đề đứng trên góc độ của đối phương. Chú ý nhiều hơn tới ưu điểm của đối phương, chứ không chỉ xoi mói khuyết điểm của họ. Tuyệt đối không được nói xấu sau lưng người khác. Bởi “tai vách mạch rừng”. Học cách khoan dung, hiểu và cảm thông hơn với người khác.

2, Tôn trọng, quan tâm đối phương. Thường xuyên khen ngợi họ một cách thỏa đáng nếu có thể.

3, Đối với những người ăn nói bộc trực, thẳng thừng. Không cần phải quá để tâm tới lời nói của họ. Trừ những lời lẽ xỉ nhục nhân cách hoặc thiếu chính nghĩa.

4, Đối với những mối quan hệ bế tắc hoặc ngày càng ác tính. Phải chủ động thể hiện sự hữu hảo. Đừng quá đặt nặng sỹ diện, gây khó dễ cho đôi bên. Nhưng tuyệt đối không được đánh mất lòng tự tôn.

5, Khả năng giao tiếp rất quan trọng. Nhưng khả năng thích ứng xã giao càng quan trọng hơn. Hãy học cách bình tâm trước mọi sự.

Cuối cùng, hy vọng tất cả chúng ta có thể chung sống hòa bình với tất cả mọi người. Trong quá trình sống và ứng xử hãy học cách hiểu người khác. Quan trọng hơn là phát hiện và hiểu chính mình. Nâng cao tố chất tâm lý của bản thân.

Yêu quý những người yêu quý mình và tôn trọng những người không thích mình. Làm người đừng quá so đo tính toán. Quan trọng nhất hãy sống sao cho không hổ thẹn với lương tâm và chính mình.

Trả lời