Những câu nói hay nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Những câu nói hay nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc được xuất bản ra nhiều nước trên thế giới. Bộ tiểu thuyết được truyền miệng và biên soạn từ rất nhiều người trước đó, nhưng có công nhất phải kể đến nhà tiểu thuyết La Quán Trung. Ông đã dành nhiều công sức, thời gian để hoàn thiện và truyền tải được hết những sự kiện, sự bi hùng của chiến tranh thời Tam Quốc Diễn Nghĩa. Bộ tiểu thuyết đã có sức lan tỏa rất lớn và đã được chuyển thể thành phim. Dù đã trải qua nhiều thời gian, nhưng những câu nói trong Tam Quốc Diễn Nghĩa vẫn để lại rất nhiều bài học và ý nghĩa sâu sắc cho người đời. Trong bài viết Những câu nói hay nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa này, chúng ta sẽ cùng nhau điểm lại một số câu nói hay để lại nhiều dấu ấn và bài học nhất nhé!

Lưu Bị: “Thà chết chứ không làm chuyện bất nhân bất nghĩa”

Triết lý sống của Lưu Bị đi ngược lại hoàn toàn với Tào Tháo. Lưu Bị cả một đời quang minh lỗi lạc, tất cả vì dân. Ông cùng Gia Cát Lượng chinh phạt Tào Ngụy nhưng không dùng mưu hèn kế bẩn, tất cả đều minh bạch. Đối với ông “Thà chết chứ không làm chuyện bất nhân bất nghĩa”. Chính vì đức tính này của mình, ông đã lấy được lòng của các vị anh hùng hảo hán trong thiên hạ như hai anh em Trương Phi – Vân Hàn và hàng vạn bá tánh lúc bấy giờ.

“Bạn bè như chân tay, vợ con như quần áo” – Lưu Bị

Đối với Lưu Bị, ông quan niệm rằng “bạn bè như tay chân, vợ con như quần áo”. Tay chân là hai bộ phận quan trọng trên cơ thể người. Nếu không có tay và chân thì con người không thể làm được gì. Vì vậy đối với ông, anh em, bạn bè rất quan trọng và không thể tách rời. “Vợ con như quần áo” : quần áo không mặc vẫn có thể sống được. Có lẽ đối với ông tình cảm gia đình không quan trọng trong thời loạn lạc này. Nhiều người sẽ cho rằng suy nghĩ của Lưu Bị là không đúng, không gì có thể quý hơn tình máu mũ. Nhưng mỗi người sẽ có một quan điểm riêng mà chúng ta không nên chê trách ai đúng ai sai.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lưu Bị đã coi hai anh em Trương Phi và Vân Hàn như máu mủ, ruột thịt của mình. Họ cùng nhau vào sinh ra tử, sống chết có nhau. Qua tác phẩm này, chúng ta có thể thấy được tình anh em, bạn bè đoàn kết gắn bó sâu sắc với nhau như thế nào khi hai người anh em Trương Phi và Vân Hàn cùng ông chiến đấu ở trận Hổ Lao Quan với Lã Bố, và khi hai người mất ông đã tìm cách trả thù cho họ.

Tào Tháo – “Phàm những việc đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ. Vợ bảo sao cứ làm ngược lại, ắt sẽ thành công!”

Đây có lẽ là câu nói được người đời ghi nhớ nhiều nhất của Tào Tháo. Nó vừa mang ý nghĩa sâu sắc vừa nghe có vẻ hài hước.

Đối với Tào Tháo, ông luôn cho rằng phụ nữ luôn làm việc theo cảm xúc, họ rất dễ bị xúc động và hành động theo những gì mình muốn. Trong mọi việc, khi ra quyết định phụ nữ thường thiếu quyết đoán, họ luôn đắn đo suy nghĩ và không dám lựa chọn, chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Họ lo lắng sẽ có những điều không may mắn hoặc rủi ro có thể ập đến mà họ không thể gánh vác được. Trong chuyện nhà binh, nếu làm việc theo cảm xúc, thiếu quyết đoán ắt sẽ thất bại. Chỉ có vượt qua được những rào cản tâm lý, những nổi sợ hãi của con người thì mới có thể chiến đấu và dành phần thắng trong tay.

Vì vậy, ông mới nói rằng “Phàm những việc đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ. Vợ bảo sao cứ làm ngược lại, ắt sẽ thành công”. Cứ làm ngược lại những gì phụ nữ nghĩ, phụ nữ nói thì sẽ thành công. Câu nói này đến bây giờ vẫn được rất nhiều bậc trượng phu sử dụng và có hiệu quả hay không chúng ta không thể khẳng định được.

>> Lập nghiệp học Lưu Bị, quản nghiệp học Tào Tháo, giữ nghiệp học Tôn Quyền

Tư Mã Ý: “Người không được hèn, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình”

Tư Mã Ý là một nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử của Trung Quốc. Ông cũng chính là người đã đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế cho nhà  Ngụy. Trong cuộc đời mình, Tư Mã Ý luôn nể phục trước hai đối thủ lớn nhất của mình đó chính là Dương Tu và Gia Cát Lượng.

Ông dành cuộc đời của mình để phục vụ nước Tào Ngụy, sau khi Tào Duệ chết và Tào Sảng sử dụng thế lực để hoành hành, độc đoán chuyên quyền, thao túng hết triều đình. Hắn thăng chức cho Tư Mã Ý làm Thái Phó với mục địch để khống chế quyền lực của ông trong triều đình, vì Tư Mã Ý là một người có sức ảnh hưởng lớn trong triều và đối với nước Tào Ngụy.

Nhiều người thắc mắc tại sao Tư Mã Ý lại chấp nhận ngồi im chịu sự giám sát và lộng quyền của Tào Sảng mà không có bất cứ hành động gì. Trọng Hội là một trong những học trò của  Tư Mã Ý đã bức xúc lên tiếng và hỏi ông: “thưa thầy, thầy chịu ngồi cái vị trí Thái Phó mà bàn luận đạo lý hay sao?” Lời nói của Trọng Hội như bày tỏ mong muốn của y cũng như những vị đại thần khác mong muốn Tư Mã Ý hãy tìm cách chống lại Tào Sảng, giành lại quyền lực trong triều để quốc thái dân an. Nhưng Tư Mã Ý không làm gì cả, ông chỉ ngồi yên và đem sự việc Dương Tu ra để cảnh tỉnh và dạy cho Trọng Hội hiểu một đạo lý, đó chính là: “con người ta, không được hèn nhát, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình”. Tất cả đã thể hiện bản lĩnh của Tư Mã Ý là một người cẩn trọng, chẳng phải ông hèn nhát mà ông biết được mình đang ở đâu, kẻ địch mạnh và giỏi, ông kính sợ và lấy đó làm bài học cho mình.

Thua mà không đau, thua mà không nhục, cái cần học trước tiên là giỏi thua  – Tư Mã Ý

Tư Mã Ý nổi tiếng là một nhà chính trị, một vị quân sư bình tâm nhất thiên hạ. Trước một sự việc, một thất bại ông không hề vội vàng tìm cách đánh trả, hay báo thù. Vẫn cứ bình tâm, từ từ suy nghĩ mọi việc và không hành sự nóng vội.

Sau khi thất bại trước trận đánh với Khổng Minh, ai ai cũng nóng lòng muốn báo thù, đặc biệt là hai người con của Tư Mã Ý nôn nóng, muốn nhanh chóng bàn kế sách để xuất binh đánh trận, dành lại chiến thắng.

Nhưng đi ngược lại với tất cả mọi người, Tư  Mã Ý vẫn bình tĩnh mà không làm gì. Ông nói rằng: “Các người là đến đánh trận hay là đến đọ khí thế với người, những kẻ một lòng muốn thắng liệu có thắng cuối cùng hay không? Đánh trận, cái đầu tiên phải học là giỏi thua, thua mà không nhục, thua mà không đau, mới là kẻ cười sau cùng”. Ông giải thích rằng, đánh trận phải từ từ, không vội mà thắng được. Khí thế ngút trời chỉ là một phần để dọa kẻ thù chứ không phải là yếu tố quyết định sự thắng bại trong nhà binh. Muốn thắng phải học thua, thua để rút ra kinh nghiệm cho mình, thử thua để biết lực địch như thế nào để rồi từ đó mới tìm kế sách mà đánh thắng trận.

Tam Quốc Diễn Nghĩa đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý giá và bổ ích. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn vì đã theo dõi hết bài viết này nhé!

 

Trả lời