Ví dụ ý nghĩa và tình huống về lòng tự trọng

Lòng tự trọng khiến con người không còn xấu xí. Lòng từ trọng khiến cái đẹp trở thành vĩnh hằng. Vậy thế nào là lòng tự trọng? Trong từ điển giải thích lòng tự trọng là sự trang trọng tôn quý. Là thân phận hoặc địa vị tôn kính.

Thực ra, lòng tự trọng thực sự chắc chắn không thể đến từ thân phận và địa vị. Lòng tự trọng là nhân cách cao thượng. Là một kiểu giá trị quan, là một kiểu tinh thần tự lập và phấn đấu.

Ví dụ ý nghĩa và tình huống về lòng tự trọng

Những bông hoa xinh đẹp cần có những con ong chăm chỉ để thụ phấn hoa. Những tòa nhà kiên cố cần phải có những viên gạch chắc chắn. Còn sự sống của con người lại cần phải dựa vào lòng tự trọng.

Một người dù nghèo dù khổ, dù tàn tật nhưng có lòng tự trọng vẫn có thể tiếp tục sống. Ngược lại một kẻ nghèo không có lòng tự trọng. Thì dù cơ thể có khỏe mạnh, cường tráng đến mấy cũng chỉ có thể là kẻ ăn mày.

Đó là một buổi sáng mùa hè nóng nực. Mặt trời gay gắt như đang thiêu đốt trái đất. Tôi và mẹ cùng nhau ra phố mua đồ. Vừa đi một đoạn không xa, chúng tôi nhìn thấy ven đường có rất nhiều người đang túm tụm rất đông. Thấy vậy, hai mẹ con tôi cũng ghé vào xem sao.

Thì ra là một người hát rong với đôi chân tàn tật. Anh ta đang kéo đàn nhị bên đường bất chấp cái nóng như lửa thiêu lửa đốt.

Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi cảm thấy vô cùng cảm động. Một người tàn tật hoàn toàn có thể ngồi ở nhà hưởng những đồng tiền trợ cấp của nhà nước và xã hội. Tại sao lại còn ra đường hát rong vất vả kiếm sống?

Nghĩ đến đây, tôi xin mẹ một ít tiền lẻ, rồi nhẹ nhàng đặt vào chiếc bát cũ bên cạnh người hát rong giống như những người khác. Xong rồi, hai mẹ con tôi rời đi.

Ví dụ ý nghĩa và tình huống về lòng tự trọng

Đi tiếp một đoạn nữa, chúng tôi gặp một người ăn xin. Trông rất khỏe mạnh cường tráng. Anh ta mặc một bộ quần áo rách rưới. Trên tay cầm chiếc bát, xin xỏ những người qua đường. Tôi và mẹ cảm thấy thật đáng buồn.

Tôi nghĩ, người ăn xin này không có chút lòng tự trọng nào cả. Người hát rong tàn tật đứng cách anh ta không xa. Lẽ nào anh ra không thấy mình chẳng có khiếm khuyết nào nghiêm trọng như người hát rong sao?

Trên đường về nhà tôi có hỏi mẹ rằng: “Mẹ ơi, tại sao người ăn mày không giống như người hát rong nhỉ? Có thể kiếm tiền bằng sức lao động của mình?”

Mẹ âu yếm nhìn tôi đáp: “Con à, xã hội này có những muốn lao động để kiếm tiền. Thì dĩ nhiên cũng có những người không muốn làm lụng”.

Tôi cảm thấy thật tức giận người ăn mày. Tức vì anh ta không có lòng tự trọng. Nhưng tôi cũng chẳng có cách nào để thay đổi được điều đó.

Lòng tự trọng giống như một con dao điêu khắc. Trạm trổ cuộc đời chúng ta. Nó giúp cuộc sống của chúng ta thêm màu sắc, thêm hương vị. Vì vậy, hãy dùng lòng tự trọng của chúng ta. Để trang điểm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp.

>> Sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết. Nhưng lòng tự trọng phải biết đặt đúng chỗ

Ví dụ ý nghĩa và tình huống về lòng tự trọng

Có một cậu bé nọ, vì cha mất sớm. Cậu bé sống với mẹ trong điều kiện nghèo hèn. Kỳ nghỉ hè nọ, cậu bé cùng bạn về nhà ông nội của bạn chơi. Ông nội bạn cậu bé là một sỹ quan quân đội đã nghỉ hưu. Sống trong một căn nhà hai tầng đồ sộ.

Cậu bé nghèo cùng mẹ sống lâu năm trong căn nhà tranh vách đất. Không tránh khỏi ngạc nhiên khi thấy cảnh tượng này.

Ngày trở về, cậu bé một mình khóc suốt dọc đường. Cậu bé nghĩ: “Tại sao chỗ mà hai mẹ con mình ngủ lại thua xa cả chỗ mà người ta giẫm chân xuống?”

Về tới nhà, cậu bé khóc lóc kể lại với mẹ. Người mẹ nghe xong, dùng tay gạt nước mắt trên mặt cậu con trai rồi bình tĩnh nói:

“Con à, con không cần phải ngưỡng mộ sàn nhà của nhà người ta đẹp. Sàn nhà dù đẹp đến mấy, cũng bị người ta giẫm chân lên. Chỉ cần chúng ta sống một cách tử tế. Không sống một cách tự ti. Sống một cách tự trọng. Thì dù sàn nhà có đẹp đến mấy cũng bị chúng ta giẫm dưới chân”.

Cậu bé nghe xong vội vàng lau khô nước mắt. Rồi gật đầu lia lịa.

Ví dụ ý nghĩa và tình huống về lòng tự trọng

Sau này, khi cậu bé nghèo học lên trung học. Cậu cùng mẹ từ quê nghèo dọn lên sống ở thị trấn nhỏ. Sau bao long đong lận đận, vài năm sau, hai mẹ con lại chuyển lên thành phố sống.

Cậu bé nghèo ngày xưa giờ đã khôn lớn trưởng thành. Những sàn nhà mà cậu đi qua ngày càng đẹp. Nhưng cậu vẫn luôn ghi nhớ những lời mẹ nói năm xưa.

Dù cuộc sống hiện tại của hai mẹ con cậu vẫn còn nghèo. Dù cậu đã từng nhìn thấy những tấm sàn nhà rất đẹp. Nhưng cậu ấy chưa bao giờ tự ti và cảm thấy buồn phiền.

Trên những tấm sàn nhà đẹp ấy, chỉ lưu lại những dấu chân ngẩng cao đầu sải bước rộng của cậu. Và những dấu chân đó, đã khiến người khác và hậu thế phải ngưỡng mộ. Bởi cậu bé nghèo năm nào nay đã trở thành nhà phiên dịch nổi tiếng.

Thật vậy, trong cuộc sống này có rất nhiều “những tấm sàn nhà đẹp” khiến chúng ta phải bận tâm. Và chúng ta cũng thường vui hoặc buồn vì được và mất. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không được quên lòng tự trọng của mình. Vì lòng tự trọng là một cảnh giới tinh thần rất cao. Nó có thể mang lại cho con người ta hoài bão và sự tự tin trong cuộc sống.

Trả lời