So sánh các lợi thế cạnh tranh của 2 hãng xe công nghệ Grap và Go Việt trên thị trường Việt Nam hiện nay

Nếu trước đây dịch vụ đặt xe công nghệ với 2 ông trùm lớn là Uber và Grab, nhưng từ Uber chính thức “bán mình” cho Grab, thì hãng xe “xanh” trở thành ông vua trong giang sơn “xe công nghệ” . Tuy nhiên, không để cho Grab tung hoành quá lâu, khi chỉ một thời gian ngắn sau đó, start-up công nghệ Go-Jek đình đám ở Indonesia bước vào thị trường gọi xe ở Việt Nam với tên gọi Go-Viet. Tạo thành 2 cực cạnh tranh nhau gay gắt trong thị trường Việt nam.

Nhìn một cách tổng thế, cả 2 hãng xe này đều có những thế mạnh riêng. Ở thinh trường Indonesia, Go-Jek là một con cá mập khổng lồ khi lần lượt đánh bại Uber và Grab để thống lĩnh thị trường hơn 300 triệu dân tại Indonesia, trở thành một đối thủ đáng gờm ở thị trường Đông Nam Á. Vì thế, khi sang Việt Nam, họ hoàn toàn có kinh nghiệm để xử lý những đối thủ tại Việt Nam.  Minh chứng cụ thể nhất là chỉ trong thời gian đầu có mặt, Go – Việt đã chiếm được 10% thị phần của  Sài Gòn.

Chính vì thế,  dù ở mặt nào: tiềm lực tài chính, khả năng cạnh trạnh, và chất lượng dịch vụ, rõ ràng Go-Viet đủ sức đấu tay đôi với Grab

SoftBank là nhà tài trợ chính của Grab thì Go – Viet cũng không tỏ ra thua kém khi được Google hỗ trợ. Go – Viet tung hàng loạt các chiến dịch giảm giá, quảng cáo, nâng cao đội ngũ tài xế thì Grab cũng không tỏ ra thua kém khi có những chương trình tương tự. Cả 2 bên đang dùng chất lượng, và mức giá để lôi kéo khách hàng về phía mình.  Tất cả những điều này đang tạo ra một cuộc cạnh tranh, tranh đấu giành thị phần một cách gay gắt. Và suy cho cùng, người cuối cùng hưởng lợi trong việc này là khách hàng, chưa bao giờ họ được sử dụng một dịch vụ khách hàng với giá rẻ và nhiều ưu đãi khủng đến như vậy.

Có thể nói, dù là Grab hay Go – Viet đều có những lợi thế cạnh tranh riêng, Grab đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với người Việt Nam từ lâu, Go – Viet cũng đã lưu giữ được tên tuổi của mình trong trí nhớ của khách hàng. Và sự cạnh tranh này sẽ giúp họ phát triển hơn từng ngày nhờ sự nghiêm túc trong chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và đảm bảo bình ổn giá.

Trong cuộc chiến không cân sức này, không ai nói trước được người chiến thắng. Nhưng nếu có thể giữ thế cân bằng là tốt nhất, việc độc quyền ở một thị phần nào đó chưa bao giờ tốt dù là với khách hàng hay thương hiệu. Bởi chỉ có sự cạnh tranh mới tạo ra được sự phát triển và thế cân bằng, là động lực để các công ty nâng tầm bản thân mình lên.

 

Trả lời