Thaibev và tư duy marketing không giống ai, liệu có giúp Sabeco có chuyển biến tích cực?

Việc Sabeco (SAB) về tay người Thái đã từng dậy sóng dư luận, bên cạnh lo ngại đánh mất thương hiệu bia Việt, nhiều quan điểm rất lạc quan khi Thaibev với những thế mạnh về marketing, logistics sẽ thúc đẩy hệ thống Sabeco tăng trưởng không chỉ về doanh số mà cả hiệu suất kinh doanh.

Được biết, Sabeco là công ty bia lớn nhất Việt Nam với thị phần 40%. Tính đến cuối năm 2017, Công ty có 26 nhà máy bia trên cả nước, tổng công suất 2 tỷ lít/năm.

Tuy nhiên, sau 1 năm tình hình của Sabeco vẫn khá ảm đảm. Nợ thuế vẫn ngày một cao, cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng, việc này dường như đang làm lụi tàn hy vọng đưa thương hiệu bia Việt ra thế giới. Vì thế, tại đại hội cổ đông thường niên năm nay, các câu hỏi liên tục được đặt ra cho Thaibev  từ việc tái cơ cấu chi nhánh, chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cũng như trong nước đến ý tưởng marketing, giá sản phẩm, bao bì…

Trả lời cho chiến lược kinh doanh của mình Thaibev khẳng định chắc nịch không “tiêu tiền” cho marketing, mà là “đầu tư” cho marketing. Việc này đồng nghĩa là họ sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu, bởi đây là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Khi thương hiệu được nâng tầm giá trị thị mọi chiến lược sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, Sabeco đã thành lập ủy ban phát minh và cải tiến, thi thương hiệu mạnh lên thì những phát minh và cải tiến cũng sẽ theo đó mà trở nên mạnh hơn.

Và theo kết quả ghi nhận được, việc đầu tư cho marketing đang mang lại những hiệu quả tịch cực, khi doanh thu đạt mức cao nhất từ trước đến nay (tính riêng quý 1), đạt 9.337 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí bán hàng tăng 16% lên 692 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ tăng 122 tỷ đồng lên 345 tỷ đồng.

Tiếp theo chính là chiến lược 1 mũi tên trúng 2 đích. Trong năm 2019 họ vẫn sẽ tiếp tục đầu tư chú trọng vào thị trường trong nước thay vì nước ngoài. Điều này vừa giúp nâng cao vị thế tại Việt Nam – quốc gia có tiêu thụ bia thuộc top thế giới, đồng thời còn là mũi tên trúng cả 2 đích – thị trường nội địa lẫn nước ngoài. Cụ thể, hoạt động này liên quan tới du lịch, bởi Việt Nam có một lượng lớn khách du lịch nước ngoài mỗi năm, vì thế việc phát triển thương hiệu trên chính sân nhà sẽ giúp thu hút người nước ngoài trên chính thị trường Việt Nam, việc này sẽ hỗ trợ rất lớn cho chiến lược xuất khẩu, vươn ra thị trường thế giới sau này của thương hiệu này.

Tổng kết lại, chiến lược tiếp theo của Thaibev với Sabeco là sẽ tiến hành đầu tư vào phát triển thương hiệu, giá trị thương hiệu của công ty mẹ, từ đó sẽ tạo điều kiện để mở rộng thị phần trong nước, từ nền tảng nội địa xây dựng được hướng đến thị trường quốc tế.

 

 

Trả lời