Doanh nghiệp Việt cần phải thay đổi nếu không muốn bị đào thải trong thị trường bán lẻ

Có thế thấy, thị trường bán lẻ của Việt Nam đang ngày càng phát triển, không chỉ là ở các kênh bán lẻ truyền thống (cửa hàng, đại lý,…) mà hiện nay việc các siêu thị mini, siêu thị thông minh từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh càng lớn, áp lực lên các doanh nghiệp càng. Bài toán đặt ra là họ cần làm gì để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp, tránh tình trạng “chết yểu” như Shop&Go.

Những siêu thị thông minh mọc lên ngày càng nhiều, với hàng loạt những dịch vụ đi kèm đầy thu hút. Thậm chí, hiện tại người dùng còn không phải trực tiếp đến cửa hàng để mua sắm mà thông qua ứng dụng được cài đặt sẵn trên điện thoại, họ sẽ tiến hành đặt hàng, chọn mua những sản phẩm mình cần và sau đó chúng sẽ được vận chuyển đến tận nhà. Đến lúc này, các thương hiệu lại tiếp tục cạnh tranh với nhau về tốc độ giao hàng, khi việc mua hàng càng dễ dàng khách hàng lại có xu hướng càng trở nên nôn nóng và mong muốn nhận được đơn của mình nhanh nhất có thể. Vì thế, nhiều hình thức giao hàng nhanh, hỏa tốc được ra đời để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Không chỉ thế, kế hoạch marketing cũng được chú trọng với nhiều chiến dịch, chương trình quảng cáo với chính sách ưu đãi, hình ảnh hấp dẫn đánh trúng vào thị hiếu người tiêu dùng.

Đối với thị trường bán lẻ của Việt Nam, chúng ta có 8 phân khúc chính đại siêu thị/trung tâm phân phối, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phức hợp, siêu thị, siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi/cửa hàng chuyên dụng, siêu thị điện máy, bán lẻ trực tuyến và bán hàng qua truyền hình. Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những phân khúc phù hợp với yêu cầu, năng lực và chiến lược kinh doanh của riêng họ.

Sự gia tăng với tốc độ chóng mặt của các thương hiệu nước ngoài với nhiều hình thức thu hút, hấp dẫn đang ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Thị phần của người nước ngoài ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc là sự sụt giảm của thị trường nội địa. Cuộc cạnh tranh giữa các cửa hàng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt.

Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực đây sẽ cơ hội để các thương hiệu Việt nâng cao năng lực cạnh tranh, có những thay đổi hợp với xu thế phát triển chung. Buộc họ phải phát triển nếu không muốn bị đào thải trong chính thị trường của mình. Muốn làm được vậy, quản lí các doanh nghiệp phải đáp ứng được những xu hướng hiện nay như: an toàn, tiện lợi, tốt cho sức khỏe, giá cả hợp lý,….

 

 

 

 

Trả lời