Khách hàng có chịu chi cho sản phẩm của mình? So sánh giá cả và dịch vụ tương đương của các doanh nghiệp là biết ngay

Có thể nói thị trường bán lẻ Việt Nam đang bị xâm chiếm bởi các siêu thị, cửa hàng tiện lợi kiểu phương Tây. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp tới những hộ kinh doanh nhỏ lẻ hiện nay, khi họ không đủ sức cũng như tiềm lực để cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn. Và cách mà họ đưa ra để giải quyết vấn đề này đó chính là dùng mạng xã hội.

Tuy tình hình hiện tại, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn là chủ yếu trong thị trường bán lẻ Việt Nam nhưng nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì họ có thể bị hất cẳng bất cứ lúc nào. Vì thế, những hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, xây dựng trang web và thử bán hàng trực tiếp cho các nhà hàng.

Nếu các siêu thị chủ yếu bán những đồ chế biến sẵn, đồ ăn hộp, đông lạnh thì tại các sạp hàng của chợ người ta để sẵn đồ ăn sống. Tức là gà, vit, cá…đều đang nuôi sống, sau khi khách hàng lựa chọn sản phẩm ưng ý thì chủ cửa hàng mới tiến hành làm sạch, chế biến thực phẩm. Đây thực sự  là một lợi thế rất lớn khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng của đồ ăn và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo nhiều thống kê, người Việt Nam chỉ chi tiêu 1/3 tới 1/2 số tiền họ bỏ tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, cho thấy người dân Việt Nam chỉ mua hàng hóa với giá trị thấp tại các chợ truyền thống. Vì thế, nhiều chủ cửa hàng tiến hành đăng hình ảnh sản phẩm lên mạng xã hội, nhắn tin tương tác với người tiêu dùng qua kênh này và hỗ trợ miễn phí giao hàng để thu hút khách hàng.

Sự phát triển kinh tế cùng đời sống người dân được nâng cao đang thay đổi dần bộ mặt thị trường bán lẻ Việt Nam, biến nó trở thành thị trường đầy tiềm năng, thu hút không ít các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào với sự ra đời của hàng loạt các kênh bán hàng hiện đại không chỉ của doanh nghiệp nước ngoài mà còn trong nước.  Nhà bán lẻ lớn nhất của đất nước, Vingroup, có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng siêu thị của mình lên 200 vào năm 2020 và tăng gấp đôi các cửa hàng tiện lợi của mình lên khoảng 4.000 so với cùng kỳ. Hay nhiều công ty nước ngoài như Sumitomo của nhật bản năm 2018 đã nhảy vào kinh doanh siêu thị của Việt Nam.

Những điều này đang tạo ra nhiều bất lợi cho các kênh bán lẻ truyền thống trong nước, đòi hỏi họ phải có những thay đổi, những bước tiến mới trong phương thức kinh doanh để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như đủ sức cạnh tranh với các kênh bán lẻ hiện đại.

 

 

 

Trả lời