Những kỹ năng và cách kiểm soát kiềm chế cơn nóng giận (sự bực tức)

Những kỹ năng và cách kiểm soát kiềm chế cơn nóng giận (sự bực tức)

Tức giận là một trạng thái biểu hiện cảm xúc khó chịu, bực tức của con người trước một sự việc, hành động hay lời nói nào đó. Nó xuất phát từ cảm nhận và suy nghĩ của người đó. Đây là trang thái cảm xúc ai cũng có và thường xuyên biểu lộ. Nhưng không phải lúc nào tức giận cũng tốt. Đây là lúc chúng ta dễ mất kiểm soát dẫn đến những hành động hay lời nói, quyết định không tốt. Do đó, luôn cần kìm chế cơn tức giận ở một số trường hợp.

Chủ đề hôm nay chúng ta cùng nhau thảo luận đó chính là Những kỹ năng và cách kiểm soát kiềm chế cơn nóng giận (sự bực tức). Mời các bạn cùng đón đọc.

Khi bạn đang trong cơn tức giận, hãy hít thở sâu và uống một ly nước

Nếu bạn đang tức giận, đừng nói gì cả mà hãy hít thở sâu và uống một ly nước. Khi bạn đang trong trạng thái tức giận, bản thân sẽ không giữu được bình tĩnh, các dây thần kinh đang căng lên vì bạn tức giận. Do đó, việc uống một ly nước và hít thở sâu sẽ giúp cho các dây thần kinh dãn ra, giúp đầu óc của bạn tỉnh táo hơn và từ đó làm giảm cơn nóng giận của bạn.

Nóng giận sẽ ảnh hưởng rất nhiều về trạng thái cảm xúc, hành động, lời nói của bạn. Cho nên kịp thời làm dịu cơn giận sẽ là điều bạn nên làm đầu tiên. Hãy thử cách này nếu bạn đang rơi vào trạng thái nóng giận nhé!

Nếu bạn đang trong trạng thái cực kỳ nóng giận trong phòng họp hay bất cứ đâu thì hãy tạm thời ra ngoài để tránh gây thêm xung đột

Dù bạn đang rất tức giận ở trong phòng họp của công ty, tức giận với bạn bè, hay tức giận với người thân thì hãy lập tức rời khỏi đó. Trong lúc tức giận, tất cả chúng ta đều sẽ rất nóng tính, không suy nghĩ thấu đáo mà chỉ đang cố thể hiện sự tức giận của mình cho đối phương thấy. Do đó, nếu còn ở lại phòng họp hay địa điểm đó chắc chắn sẽ xảy ra cãi nhau lớn và mọi người không ai chịu nhường ai.

Lúc đó, bạn hãy ra khỏi phòng. Tất nhiên trước khi ra hãy để lại lời nhắn để người khác biết bạn ra ngoài nhằm giảm cơn tức giận và suy nghĩ kỹ hơn. Nếu bạn cứ đùng đùng bỏ ra ngoài thì chắc chắn những người còn lại sẽ cảm thấy bạn xấu tính và càng tức giận hơn.

Việc ra ngoài giúp bạn có không gian riêng để bình tĩnh lại và suy nghĩ về những sự việc vừa xảy ra. Xem lỗi là ở mình hay đối phương, cách giải quyết như thế nào là tốt nhất?  Và nếu bạn sai thì hãy xin lỗi sau đó để mọi người hòa giải và tiếp tục nói chuyện. Cách tốt nhất là bạn nên tìm một không gian mở như ban công, công viên để hít thở không khí trong lành giúp tinh thần tỉnh táo và sáng suốt hơn.

Lúc cơn nóng giận của bạn trong cơn đỉnh điểm, hãy vào phòng và bật bài hát mà bạn yêu thích nhất lên nghe

Một cách kiểm soát cơn tức giận nữa đó chính là bạn hãy mở bài hát mà mình yêu thích lên nghe khi đang trong cơn tức giận. Khi đã mở nhạc, thì đừng nghĩ về vấn đề vừa qua mà chỉ tập trung nghe nhạc để tinh thần được thả lỏng, cơn giận giảm bớt đi. Sau đó mời dành thời gian đê suy nghĩ cẩn thận hơn về lý do vì sao bạn lại tức giận đến vậy.

Đừng để cơn nóng giận kiểm soát bạn, hãy luôn suy nghĩ trong đầu: bình tĩnh và kiềm chế

Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải kiểm soát cảm xúc và tinh thần của bạn thân tốt. Bạn luôn phải đặt bản thân trong trạng thái bình tĩnh và kiềm chế dù có bất cứ việc gì xảy ra. Không chỉ là riêng việc tức giận, mà đó có thể là chuyện buồn, hay gặp một sự cố nguy hiểm nào đó. Khi bình tĩnh chúng ta mới có thể suy nghĩ thấu đáo và ra quyết định tốt nhất được.

Khi bạn đang nóng giận, đừng thể hiện ngoài mặt hết rằng bạn đang vô cùng tức giận nên đối phương đừng có nói nữa. Bạn không nên như vậy, mà hãy luôn nghĩ ở trong đầu là bình tĩnh, kiềm chế lại để không phát ngôn ra những câu nói nào quá đáng hay có hành động thái quá.

Khi một trong hai có thể kiểm soát được cơn nóng giận, đối phương tự khắc cũng sẽ cố gắng tự kìm chế. Từ đó giúp mọi người không phải cãi nhau hay to tiếng nữa, mà thay vào đó là lắng nghe nhau nói hơn. Trong lúc bực tức, nếu cứ tranh nhau nói, tranh nhau làm người chiến thắng chỉ có khiến mọi việc chuyển biết xấu đi. Do đó, một người kiềm chế nóng giận sẽ giúp xoa dịu bầu không khí đi rất nhiều.

>> Trong thế giới của người trưởng thành không có khái niệm sống theo cảm xúc

Khi xảy ra xung đột dẫn đến mọi người tức giận, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn để giảm việc cải nhau, xung đột hay nóng giận giữa mọi người

Lúc tức giận, chúng ta ai cũng không thể suy nghĩ minh mẫn hay sáng suốt được. Một kỹ năng giúp bạn có thể kiểm soát cơn nóng giận của mình đó là đừng suy nghĩ tiêu cực mà hãy suy nghĩ tích cực. Tất nhiên, kỹ năng kỹ đòi hỏi bạn phải lập trình trong đầu mình rằng khi nóng giận phải suy nghĩ tích cực. Nên biến nó thành thói quen để giúp bạn kiểm soát cơn giận của mình tốt hơn.

Vì chúng ta cứ suy nghĩ tiêu cực nên vấn đề mới không được giải quyết và mọi người đều nóng giận. Cho nên nếu suy nghĩ tích cực sẽ khiến bạn không bị giận dữ, mà mọi việc có thể được giải quyết tốt hơn. Vì thế, khi xảy ra xung đột dẫn đến mọi người tức giận, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn để giảm việc cải nhau, xung đột hay nóng giận giữa mọi người.

Kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận: luôn dặn bản thân im lặng trong 30 giây đến 1 phút

Khi xảy ra cãi nhau, tranh chấp dẫn đến nóng giận mọi người đều tranh nhau để được nói thể hiện cái tôi và sự hiếu thắng của chính mình. Cho nên, bớt một người nói sẽ giúp cho mọi người bớt căng thẳng, sự việc không bị làm xấu đi. Khi nóng giận, bạn hãy dặn bản thân im lặng trong 30 giây hoặc 1 phút.

Dù người khác có nghĩ bạn không nói vì bạn đang chấp nhận mình sai, hay bạn đã thua thì cũng không quan tâm. Im lặng lúc này giúp mọi việc không quá tệ hơn, mọi người có thể bình tĩnh để suy nghĩ và nói chuyện với nhau hơn. Đừng bao giờ nghĩ rằng im lặng trong lúc tức giận là điều không nên mà đó là điều vô cùng nên. Hãy nhớ kỹ năng này nếu bạn đang trong cơn tức giận nhé!

Hãy nghĩ đến trách nhiệm của bản thân trong buổi nói chuyện đó

Cuối cùng, bạn phải nghĩ đến trách nhiệm của bản thân trong buổi nói chuyện đó. Vì nếu bạn ra quyết định, hay có hành động lời nói nào đó không đúng trong khi tức giận sẽ gây ra rất nhiều hậu quả sau này.

Ví dụ bạn đại diện cho công ty đi gặp đối tác bàn bạc chuyện hợp tác. Nhưng trong quá trình trao đổi lại xảy ra tranh chấp khiến bạn tức giận. Hãy nhớ lúc đó bạn đang đại diện cho công ty, mọi hành động, lời nói, quyết định của bạn đều sẽ quyết định đến hoạt động và uy tín của công ty sau này. Cho nên bạn phải kìm chế cơn giận và tìm cách thương thảo lại với đối tác tốt nhất.

Nóng giận là trạng thái cảm xúc mà mỗi chúng ta luôn bộc lộ nó trong cuộc sống. Thể hiện sự tức giận không có nghĩa là xấu nhưng cũng tùy vào thời điểm và địa điểm. Sự tức giận tính ra mang lại nhiều rủi ro hơn chúng ta tưởng. Vì thế, nếu có thể kiểm soát cơn giận thì tốt nhất bạn nên làm để mọi người đều có thể vui vẻ hơn.

Hy vọng những chia sẻ trong bài phân tích này hữu ích với bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài phân tích này cùng mình.

Trả lời