Mâu thuẫn là gì? Mẫu thuẫn là quy luật phổ biến trong vận hành giữa sự vật và tất cả mọi thứ khác. Đồng thời cũng là quy luật thống nhất giữa các mặt đối lập. Muốn nghiên cứu rõ được vấn đề này phải đề cập đến rất nhiều lĩnh vực và phương diện. Bởi mâu thuẫn là một sự tồn tại phổ biến.
Mâu thuẫn trong lĩnh vực nhân sinh. Mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng. Mâu thuẫn trong lĩnh vực triết học. Mẫu thuẫn là quy luật phát triển của sự vật. Là quy luật trưởng thành của chính chúng ta.
Tại sao nói mẫu thuẫn là quy luật phát triển của sự vật?
Ví dụ nếu như không có kẻ trộm, thì khóa liệu có được hoàn thiện như bây giờ không? Nếu như không có tiền giả, thì liệu cách in tiền có hiện đại và tinh vi như bây giờ không?
Đây là lời mà Các Mác đã nói. Theo Các Mác, cách chế tạo khóa ngày càng hoàn thiện, kỹ thuật in tiền ngày càng tinh vi. Dĩ nhiên là đến từ sự nỗ lực của người sản xuất. Nhưng nguồn gốc dẫn đến sự nỗ lực này thì lại phải tìm từ mặt trái của sự vật.
Chính vì kẻ trộm nghỉ đủ mọi cách để ăn trộm. Nên con người mới nghĩ đủ mọi cách để chống trộm. Chính vì những kẻ lừa đảo nghĩ đủ mọi cách để làm giả. Nên con người mới nghỉ đủ mọi cách để chống làm giả.
Hiện tượng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” này chỉ rõ cho chúng ta thấy một đạo lý quan trọng của phương pháp biện chứng. Đó là sự mâu thuẫn của sự vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn là do hai mặt đối lập lẫn nhau tạo thành. Sự tách biệt lẫn nhau, loại trừ lẫn nhau và phủ định lẫn nhau của hai mặt đối lập được gọi là bản chất xung đột của mâu thuẫn. Sự phụ thuộc lẫn nhau, thu hút lẫn nhau và khẳng định lẫn nhau giữa hai mặt đối lập được gọi là bản chất của mâu thuẫn.
Ví dụ về sự Mâu thuẫn trong tự nhiên (Khái niệm và quy luật về mâu thuẫn)
Có lẽ, một số độc giả và các bạn có thể hiểu được trong mâu thuẫn có sự tồn tại đấu tranh và đối lập. Nhưng lại hơi hoang mang khi mâu thuẫn tồn tại sự đồng nhất.
Vì đã là mâu thuẫn thì hai bên phải đối lập với nhau. Nhưng tại sao lại nói chúng phụ thuộc lẫn nhau, thu hút và khẳng định lẫn nhau?
Quả thực, thừa nhận sự tồn tại của những mâu thuẫn không phải là điều dễ dàng. Bởi phương thức tư duy “có thì có, không thì không, ngoài những điều này ra tất cả đều vô nghĩa” phù hợp với lô gíc truyền thống quấn lấy suy nghĩ của chúng ta một cách cứng nhắc.
Nhưng, nếu nếu chúng ta so sánh một chút hai loại hiện tượng trái ngược nhau nhưng có mối quan hệ nội tại. Thì chúng ta sẽ phát hiện ra rằng hai bên mâu thuẫn thực sự phụ thuộc lẫn nhau, thu hút lẫn nhau và khẳng định lẫn nhau. Các nhà triết học cổ đại từng tổng kết khuynh hướng này là “đối lập nhưng bổ sung cho nhau”.
Phép biện chứng duy vật cho rằng sự phát triển của sự vật là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ và cùng thúc đẩy lẫn nhau giữa hai mặt đồng nhất và đấu tranh trong mâu thuẫn. Đồng nhất và đấu tranh đóng những vai trò khác nhau trong sự phát triển của sự vật.
>> Ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống (Sự khác biệt là gì, đặc điểm của khác biệt)
Vai trò chủ yếu của mâu thuẫn đồng nhất trong phát triển sự vật là:
Một là, hai bên mâu thuẫn phụ thuộc lẫn nhau, tạo tiền đề cho sự phát triển của sự vật;
Hai là, hai bên mâu thuẫn thấu hiểu lẫn nhau. Các bên rút ra những yếu tố có lợi cho bản thân từ bên kia. Khiến toàn bộ sự vật được phát triển.
Ba là, hai bên mâu thuẫn thông suốt lẫn nhau, quy định xu thế cơ bản của sự phát triển.
Vai trò chủ yếu của mâu thuẫn đấu tranh trong phát triển sự vật là:
Một là, trong giai đoạn sự vật thay đổi về lượng, mâu thuẫn đấu tranh thúc đẩy sự thay đổi tỷ lệ sức mạnh giữa hai bên. Tích lũy sức mạnh và tạo điều kiện cho sự phát triển.
Hai là, trong giai đoạn sự vật thay đổi về chất, mâu thuẫn đấu tranh đột phá giới hạn của sự vật vũ. Khiến mâu thuẫn cũ bị tan rã. Sản sinh ra mâu thuẫn mới. Biến cái cũ thành cái mới, chuyển sự phát triển từ những xu thế có thể thành hiện thực.
Ba là, nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài trong sự phát triển của sự vật
Nhân tố bên trong là mâu thuẫn bên trong của sự vật. Nhân tố bên ngoài là mâu thuẫn bên ngoài của sự vật. Sự phát triển của sự vật là kết quả tổng hợp giữa các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
Tác động của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài là khác nhau. Nhân tố bên trong là điều kiện dựa trên nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên ngoài phát huy tác dụng thông qua nhân tố bên trong.
Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài là tương đối và có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định.
Tại sao mâu thuẫn lại là động lực cho sự phát triển của sự vật? Ứng dụng trong lĩnh vực đời sống
Ví dụ, khi tôi đang viết một bài báo, nghĩ đề tài, tìm tính lô gíc cho bài báo rất hại não. Những nếu lướt web, xem video lại cảm thấy rất thư giãn. Thời gian cứ vậy vô thức trôi đi. Cuối cùng lỡ dở mất việc viết bảo. Quyết tâm không xem video nữa.
Những lần sau, khi viết báo, khi cảm thấy hại não, lại xem video. Rồi lại lỡ dở công việc. Mọi thứ cứ lặp đi lặp lại như vậy. Cuối cùng, tôi mới phát hiện ra tại sao mình lại mê xem đến như vậy.
Viết là để thay đổi bản thân. Còn xem là để thỏa mãn bản thân. Thay đổi và thoả mãn hình thành 1 cặp đối lập trong lòng.
Thỏa mãn bản thân rất nhẹ nhàng và thư thái. Nhưng lại không có giá trị gì cả. Chỉ khi khắc phục được điều này, không ngừng viết lách mới có thể nâng cao sự trưởng thành của bàn thân. Có như vậy mâu thuẫn mới biến mất và bản thân mới có thể trưởng thành được.