Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có nhiều biến chuyển, hiện nay Trung Quốc đang trong thế bị Mỹ dồn và chân tường, vậy Trung Quốc sẽ làm gì để cải thiện tình thế. Đất hiếm là cái tên được nhắc đến trong kế hoạch của Trung Quốc lần này.
Được biết rằng có đến hơn 80% lượng đất hiếm của Trung Quốc được nhập khẩu vào Mỹ và đây cũng là một trong số những mặt hàng của Bắc Kinh không chịu mức thuế suất cao bởi Washington. Nhưng theo đánh giá của CNN, dù đất hiếm có thể là điểm yếu của Mỹ nhưng lại chưa thể là thứ để thay đổi tình thế như Trung Quốc nghĩ.
Đất hiếm là một loại nguyên liệu đặc biệt để sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao ví dụ như chất siêu dẫn, tai laser,… và mới đây Chủ tịch Tập Cận Bình đã đi thị sát tại một công ty sản xuất đất hiếm của tỉnh Giang Tây và các nhà phân tích lúc này cũng đều hiểu chuyến thăm này có ý nghĩa gì.
Trước đây trong lịch sử Trung Quốc cũng đã có khoảng thời gin tranh chấp với Nhật Bản và một thuyền trưởng của một tàu cá bị phía Tokyo bắt giữ. Khi đó động thái của Trung Quốc là tuyên bố ngừng cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản và khi đó Nhật Bản đã trả lại tự do cho vị thuyền trưởng này.
Nguyên liệu thô này có cái tên là đất hiếm, có nhiều người có thể nghĩ rằng vì nó là nguyên liệu hiếm nhưng thực sự nó có hiếm đến vậy không? Thực ra nó là một nguyên liệu thô khó khai thác, có thể gây hủy hoại tới môi trường khi khai thác và tình chế. Được biết, các nhà khoa học có đưa ra thông tin một số nguyên tố của đất hiếm lại thuộc dạng khoáng sản dồi dào nhất thế giới. Và nhu cầu sử dụng đất hiếm không được nhiều như dầu mỏ và nguyên liệu thô khác.
Tình hình thực tế cho thấy, Trung Quốc đối với đất hiếm chiếm thị phần lớn trên toàn cầu cũng bởi do chính sách về môi trường lỏng lẻo, các tổ chức dễ khai thác và tinh chế do đó có giá thành rẻ hơn trên thị trường. Nhưng những chính sách về môi trường của Bắc Kinh đang dần thắt chặt lại, hoạt động của các công ty khai thác đất hiếm cũng ít nhiều gặp khó khăn hơn.
Do đất hiếm là nguyên liệu cần thiết để sản xuất công nghệ cao nên Trung Quốc có nhu cầu sử dụng đất hiếm cũng khá lớn. Đặc biệt đặt trong thị trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển rầm rộ ở Trung Quốc hiện nay thì nhu cầu về đất hiếm lại càng quan trọng hơn nữa. Và bên cạnh Trung Quốc thì cũng còn một số mỏ đất hiếm khác được phát hiện ở Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á..