Grab đang toan tính những kế hoạch kinh doanh mới tại Việt Nam? Một thị trường “giàu tiền” để khai thác

Grab hiện đang là ông lớn trong thị trường đặt xe trực tuyến tại Việt Nam, với thị phần và sức cạnh tranh khiến mọi đối thủ phải e ngại. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó khi doanh nghiệp này còn muốn bành trướng quy mô của mình sang lĩnh vực khác với việc mở nhà hàng tại TP.HCM?

Theo đó, đây sẽ là một tổ hợp gồm nhiều quầy bán thức ăn khác nhau. Những dịch vụ tương tự đã được Grab thực hiện từ trước đó tại Indonesia, với tên gọi GrabKitchen (“Nhà bếp Grab”) – tổ hợp nhiều cửa hàng bán đồ ăn khác nhau của các đối tác trên GrabFood. Khách hàng sau khi đặt thức ăn trên GrabFood, tài xế sẽ đến GrabKitchen để lấy thức ăn đem đi giao. Và hình thức này sẽ được tiếp tục thực hiện ở Việt Nam, tuy nhiên tất cả chỉ nằm ở suy đoán khi bản thân Grab chưa đưa ra công bố chính thức nào.

Tài xế đến nhận đồ ăn tại GrabKitchen ở Indonesia

Theo nhiều thông tin, hiện nay ở Indonesia đã có 2 cửa hàng GrabKitchen đi vào hoạt động thử nghiệm từ năm ngoái, đến thời điểm hiện tại thì nó vẫn vận hành rất tốt và mang về nhiều dấu hiệu đáng tích cực. Theo đó, “Nhà bếp” này được chia làm nhiều quầy khác nhau, các nhà hàng kinh doanh trên GrabFood sẽ đến đây để nấu. Khi khách đặt đồ ăn từ GrabKitchen, tài xế sẽ đến đây để lấy đồ ăn.

Mục đích xây dựng hình thức “Nhà bếp” này được Grab giải thích là giải quyết vấn đề giao hàng tức là, các nhà hàng ở đầu thành phố vẫn có thể thực hiện việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng ở cuối thành phố. Được biết, các nhãn hàng, doanh nghiệp khi đặt cửa hàng tại GrabKitchen và trong tương lai, GrabKitchen sẽ tiếp tục được mở rộng tại  Indonesia.

Có thể thấy, khu vực xây dựng của GrabKitchen khá rộng rãi và đủ chỗ cho nhu cầu ngồi ăn tại chỗ của khách hàng. Nếu triển khai hình thức này tại Việt Nam, thì yếu tố chỗ ngồi, ăn tại chỗ cần được đảm bảo. Ngoài ra, cần có phương thức thanh toán tiện dụng nào đó để khách có thể đến và tính tiền nhanh chóng thay cho việc thanh toán thông thường. Nếu làm được những yêu cầu đó, khả năng thành công của “Nhà bếp” này tại thị trường Việt Nam sẽ cao hơn nhiều.

Được biết, GrabKitchen chỉ là một trong rất nhiều các dịch vụ của Grab phân bố trên khắp tất cả các quốc gia ASEAN. Grab cho biết dự báo hết năm 2019, có khoảng 500 đối tác sẽ hợp tác trên nền tảng Grab Platform. Đây được xem là một bước đi đầy hy vọng cũng như tham vọng này trong việc bành trướng quy mô của mình trên mọi mặt trận và lĩnh vực kinh tế khác nhau.

 

 

 

 

Trả lời