Đây có lẽ là mối bận tâm hàng đầu đối với những bạn sinh viên năm cuối đang chuẩn bị rời khỏi ghế nhà trường và bắt đầu cuộc sống chính thức tự lập của mình. Tỷ lệ thất nghiệp tại việt Nam trong những năm gần đây vẫn chưa có xu hướng giảm nhiều. Theo tờ Dân trí, tỷ lệ thất nghiệp vào Quý 03/2018 đạt 2,2% tăng hơn so với Quý 02/2018 là 0,3%, trợ cấp đăng ký thất nghiệp cũng tăng mạnh – tăng 70% so với quý trước.
Với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao, hằng năm có hàng nghìn cử nhân ra trường. Tỷ lệ cạnh tranh tìm kiếm việc làm ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Làm sao để bản thân mình có thể tạo nên khác biệt, và thể hiện năng lực bản thân tốt nhất trước nhà tuyển dụng? Làm sao để nhà tuyển dụng chọn mình trong hàng ngàn ứng viên khác? Trong chủ đề ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ về những kinh nghiệm, kỹ năng mà sinh viên năm cuối cần chuẩn bị trước khi bắt đầu con đường tự lập cho riêng mình.
Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị gì trước khi ra trường? Kiến thức trên ghế nhà trường có thực sự quan trọng?
Đối với những bạn sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, có lẽ suy nghĩ “lý thuyết được học cũng chẳng áp dụng được vào thực tế công việc nên không cần học làm gì” là suy nghĩ được đại đa số các bạn mặc niệm trong đầu là đúng.
Để có thể học viết chữ, học nói, chúng ta cũng cần bắt đầu từ việc bập bẹ học nói, tập viết từng chữ trong bảng chữ cái đúng không nào. Trong việc học và công việc cũng vậy, nếu không có kiến thức nền chúng ta sẽ rất khó để hiểu và hoàn thành được công việc. Bạn học quản trị kinh doanh, những kiến thức trên ghế nhà trường sẽ giúp bạn có một nền tảng để có thể hiểu và phân tích được những chỉ tiêu, con số và tình hình kinh tế chung. Có kiến thức, bạn mới biết được mối liên quan giữa các yếu tố như thương hiệu, khách hàng, con người, lợi nhuận,… với nhau.
Có thể 100% kiến thức lý thuyết được học sẽ không được áp dụng hoàn toàn vào thực tế công việc. Nhưng những kiến thức đó là bước nền để giúp bạn có thể hiểu rõ những vấn đề trong tương lai mình gặp phải. Có khoảng 30% kiến thức được học sẽ được bạn ứng dụng vào thực tế công việc trong tương lai. Nhưng bạn không thể biết được 30% đó nằm ở kiến thức nào. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc học kiến thức trên trường. Hãy dành thời gian để đọc sách, tìm hiểu và chăm chỉ học hành hơn.
Nên chăm chỉ đi học để kiếm một tấm bằng thật đẹp hay đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm
Có rất nhiều tranh luận xung quanh việc sinh viên nên chăm chỉ lo học để tốt nghiệp đúng hạn với một tấm bằng đẹp hay nên làm thêm nhiều để tích lũy kinh nghiệm? Bạn nghĩ sao về đề tài này?
Đối với mình, cả hai việc này đều quan trọng. Chúng ta không thể phủ nhận sự cần thiết của một tấm bằng đại học tốt. Nó là điều kiện cần để bạn có thể nộp hồ sơ ứng tuyển. Nhưng nếu không có kinh nghiệm, chúng ta sẽ mất đi điểm lợi thế so với các ứng viên khác. Vì vậy, bytuong.com nghĩ rằng các bạn sinh viên nên tìm cách dung hòa cà việc học và làm việc để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài giờ lên lớp, các bạn có thể nhận những công việc part time như bán hàng, tư vấn, phục vụ, gia sư… để tích lũy kinh nghiệm thực tế, rèn luyện những kỹ năng cơ bản và kiếm thêm thu nhập cho bản thân.
Tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể, tình nguyện
Tham gia vào các hoạt động đoàn thể, tình nguyện cũng là một trong những cách rèn luyện kinh nghiệm bản thân và làm cho bộ CV của bạn trông đẹp hơn.
Chúng ta có thể học được các kỹ năng như: làm việc nhóm, tinh thần tập thể, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, khả năng thích ứng với các môi trường khác nhau,.. và xây dựng được nhiều mối quan hệ. Nếu trong Cv của bạn có phần đã từng tham gia tình nguyên và các hoạt động sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá tốt hơn. Nó thể hiện bạn là một người năng động, hoạt bát và có nhiều kỹ năng.
Ngày nay, các doanh nghiệp, công ty đều muốn đa dạng hóa các kỹ năng và xây dựng một tập thể với những cá nhân có nhiều kỹ năng xuất sắc để góp phần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp năng động và sáng tạo nhất. Nên việc tích cực tham gia các hoạt đông khi còn ngồi trên ghế nhà trường không hề là uổng phí nhé!
>> Lợi thế khởi nghiệp của sinh viên
Rèn luyện cho bản thân những kinh nghiệm cần thiết: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình
Nền kinh tế đã có nhiều bước thay đổi hơn so với trước, những yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng vì thế mà trở nên khắt khe hơn để nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Những kỹ năng mà các bạn sinh viên cần có trước khi rời khỏi ghế nhà trường để bắt đầu cuộc sống tự lập của mình đó chính là:
+ Kỹ năng ngoại ngữ: tiếng anh có lẽ là ngôn ngữ giao tiếp phổ biến nhất trên thế giới. Với việc hội nhập nền kinh tế và tham gia vào thị trường các nền kinh tế thế giới, chúng ta sẽ tiếp xúc và làm việc thường xuyên với những đối tác nước ngoài. Vì vậy, tiếng anh là công cụ cần thiết để bạn có thể trao đổi và giải quyết công việc hiệu quả nhất.
+ Kỹ năng tin học: gần như mọi công việc hiệ nay đều nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ và máy tính là một trong số những công cụ đó. Vì vậy, bạn phải sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học để hỗ trợ cho công việc của mình tốt nhất.
+ Kỹ năng giao tiếp
+Kỹ năng làm việc nhóm
+ Kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước đám đông.
Tự tin vào năng lực của bản thân
Tự tin cũng là điều mà các bạn sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị. Khi đi phỏng vấn, nếu được nhà tuyển dụng hoi:”Bạn có tự tin vào năng lực của bản thân không?” Các bạn sẽ trả lời như thế nào?
Mỗi người sẽ có những kỹ năng, kiến thức và năng lực làm việc khác nhau. Có thể chúng ta không giỏi bằng các ứng viên có kinh nghiệm hay đi du học từ nước ngoài về. Nhưng hãy luôn tự tin rằng mình có thể làm được và cố gắng để làm được. Tự tin cũng là một điểm cộng khi bạn thể hiện được cho nhà tuyển dụng thấy bản thân bạn thật sự có năng lực và sẽ hoàn thành tốt công việc được giao. Nó thể hiện qua việc bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn và xử lý tình huống.
Luôn giữ vững tinh thần ham học hỏi, chịu khó và chăm chỉ
Hãy nhớ rằng, bước đầu khi bắt đầu một công việc mới trong môi trường doanh nghiệp sẽ rất khác so với việc bạn làm thêm tại cửa hàng. Môi trường, văn hóa làm việc, đồng nghiệp, cách cư xử,… mọi thứ đều rất khác. Vì vậy hãy chuẩn bị sẵn tâm lý và luôn cố gắng học hỏi từ những anh chị đồng nghiệp đi trước để tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân.
Bổ sung thông tin, kiến thức về lĩnh vực muốn tham gia
Khi đã xác định được lĩnh vực công việc bạn muốn tham gia, hãy dành thời gian để tìm hiểu, bổ sung kiến thức và kinh nghiệp về lĩnh vực đó. Bạn không thể bắt đầu một công việc khi không biết gì về nó. Bạn muốn trở thành nhân viên tư vấn chứng khoán, hãy tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Bạn muốn trở thành nhân viên HR, hãy dành thời gian học về tâm lý con người và cách quản lý con người.