Tư duy người giàu giống như một quân sư giỏi. Nó sẽ nói cho chúng ta biết làm như thế nào mới kiếm được tiền? Làm như thế nào mới có thể giàu lên được?
Tư duy chính là bí quyết làm giàu của những người tỷ phú trên thế giới. Vậy họ có những tư duy làm giàu nào đáng để chúng ta tiếp thu và học hỏi?
1, Nắm bắt xu thế: Bill Gates
Xu thế đồng nghĩa với cơ hội và tài sản. Người giàu luôn hiểu được đạo lý này. Nắm bắt được xu thế đồng nghĩa với việc khai quật được một kho báu lớn. Nên việc làm giàu chỉ là việc thuận theo tự nhiên mà thôi.
Năm 1974, khi ấy Bill Gates vẫn chỉ là một cậu sinh viên. Ông nhìn thấy một chiếc máy tính CPU vi xử lý trên một cuốn tạp chí. Cảm giác nhạy bén khiến ông phán đoán được rằng, chiếc máy tính này sẽ có mặt trong mỗi gia đình. Mà những chiếc máy tính này đều cần phải có phần mềm. Vậy là ông quyết định dốc toàn bộ sức lực vào việc nghiên cứu và phát minh phần mềm cho loại máy tính này.
Ông quyết định bỏ học. Cùng với người bạn thân là Allen sáng lập Microsoft. Sau đó nghiên cứu và phát minh ra hệ điều hành Windows. Chiếm vị trí độc quyền trên toàn thế giới về lĩnh vực máy tính cá nhân. Dĩ nhiên, ông cũng trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới.
Bill Gates nói: khi chúng ta ý thức được điều gì đó hoặc là lập tức hành độhoặc là mãi mãi mất đi cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực phần mềm máy tính.
Năm 1995 Bill Gates từng viết một cuốn sách với tựa đề “con đường tương lai”. Nội dung cuốn sách là những dự đoán về các loại công nghệ kỹ thuật trong tương lai. Có một số đã trở thành hiện thực. Ví dụ như hội nghị trực tuyến, điều hướng di động, lưu trữ đám mây, mua sắm online, giáo dục online…Có một số vẫn đang chờ được thực hiện.
Từ đây có thể thấy được rằng Bill Gates là người có tầm nhìn sâu sắc về tương lai. Vậy nên ông mới phát hiện và nắm bắt được xu thế phát triển của máy tính cá nhân. Trở thành người giàu nhất thế giới, điều này không có gì kỳ lạ.
Nếu như Bill Gates không suy nghĩ và nắm bắt kịp thời về xu thế phát triển máy tính cá nhân trong tương lai. Ông sẽ chỉ là một lập trình viên bình thường. Hàng ngày lặp lại công việc với những dãy số, làm công ăn lương, sống cuộc sống bình thường. Và cả thế giới ngày nay sẽ không ai biết đến ông. Thuận theo thời thế, tiến bước cùng thời đại. Đây mới là chiếc chìa khóa mở cánh cửa làm giàu chính xác nhất.
2, Nắm bắt giá trị: Warren Buffett
Phương châm đầu tư giá trị của Warren Buffett đi sâu vào lòng người. Nhưng lại rất ít người thực sự hiểu được sự tinh túy của nó. Lại càng ít người có thể làm được như ông. Nếu không, ngày nay đã có rất nhiều tỷ phú thế giới.
Đại đa số những người giàu trên thế giới này để hiểu hết ý nghĩa của giá trị. Bởi chỉ có giá trị mới mang lại của cải và sự giàu có.
Tất cả những thứ đồ mà bạn bỏ tiền ra mua. Tất cả những sự vật, sự việc hoặc con người mà bạn tiếp xúc đều có giá trị với bạn. Nếu không bạn đã không bỏ tiền và thời gian vào trong đó.
Nhiều lúc, số tiền và thời gian mà chúng ta bỏ ra đều là để tích lũy của cải cho người khác. Ngược lại nếu chúng ta có thể khiến người khác bỏ tiền và thời gian vào những thứ mà chúng ta tạo ra. Vậy thì cúng ta cũng có thể trở nên giàu có.
Chủ thể của thế giới này đó chính là hai từ giá trị. Bạn có thể không đồng ý với điều này. Nhưng sự thực là như vậy. Nếu như bạn không thể sáng tạo giá trị. Vậy thì bạn sẽ không thể trở thành người giàu có được. Đây chẳng phải là một chuyện rất công bằng sao?
Chúng ta có 3 tầng giá trị. Một là có tác dụng với người khác. Hai là có tác dụng hơn những thứ cùng loại. Ba là có những giá trị độc quyền mà người khác không thể có được. Và tốt nhất dĩ nhiên đó là mãi mãi là độc quyền, không ai có thể thay thế được.
Ví dụ, Iphone là chiếc điện thoại tốt nhất trên thế giới hiện nay. Công ty Apple kiếm được 90% lợi nhuận trong thị trường điện thoại thông minh.
Túi xách Hermès sử dụng chất liệu da tốt nhất, giá bán đắt nhất. Nhưng doanh thu bán hàng luôn nằm trong top đầu. Những thương hiệu túi xách khác có giá rẻ hơn nhưng doanh thu không bao giờ bằng nó. Nguyên nhân là bởi những thương hiệu này luôn bị thay thế một cách dễ dàng.
Người giàu không bao giờ lấy một người đẹp về nhà nếu như người đó chỉ có sắc đẹp. Bởi giá trị quá nhỏ. Ngược lại họ muốn lấy những người thông minh, đảm đang có thể giúp đỡ họ giải quyết những nỗi lo về sau. Hoặc những người có thể giúp đỡ họ trong sự nghiệp. Bởi những người này luôn có giá trị lớn hơn.
Warren Buffett đã từng nói: khoản đầu tư có giá trị nhất của ông không phải là mua cổ phiếu mà là chọn đúng người bạn đời của mình.
Bản chất của mối quan hệ xã giao đó chính là sự trao đổi giá trị. Nếu như bạn không có giá trị với người khác. Việc họ kết giao với bạn sẽ chỉ gây lãng phí thời gian của họ. Cho bạn giá trị cũng là việc không công bằng với họ.
Ai cũng sẽ phải trả giá để mua giá trị và cũng chỉ trả giá để mua giá trị mà thôi. Do vậy, bạn có bao nhiêu giá trị? Bạn có thể gây dựng bao nhiêu giá trị? Đồng nghĩa với việc bạn sẽ có bấy nhiêu của cải và tài sản.
3, Không ngừng sáng tạo mới: Steve Jobs
Sáng tạo là dấu mốc nổi bật nhất của vị lãnh tụ khoa học kỹ thuật Steve Job.
Một chiếc điện thoại Iphone khiến ngành điện thoại điên đảo. Mở ra thời đại internet di động. Appe sắp trở thành công ty có giá trị thị trường lớn nhất toàn cầu. Đánh bại tất cả những công ty công nghệ kỹ thuật truyền thống cổ hủ và lạc hậu. Dồn ép bá chủ điện thoại một thời Nokia vào bước đường cùng. Đó chính là sức mạnh của sự sáng tạo.
Sự vĩ đại của Steve Jobs không nằm ở việc ông sáng tạo chiếc điện thoại thông minh mang tính cách mạng Iphone. Mà là ở bộ gen sáng tạo trong con người ông. Ông từng nói rằng: sống là để thay đổi thế giới. Và ông đã thực sự làm được điều đó. Ngoài Iphone, ông có phát minh ra hàng loạt các sản phẩm mang tính cách mạng khác như: iMac, iBook, iPod, iPad…
Sáng tạo là gọng kìm mang tính sát thương lớn nhất giúp Steve Jobs cứu sống Apple và đưa Apple trở thành công ty có giá trị thị trường lớn nhất toàn cầu.
Kodak phá sản, Nokia bị thu mua, Ford bị mất ngôi vị ba chủ trong lĩnh vực ô tô… Tất cả cũng chỉ vì sự bảo thủ cố chấp và không chịu sáng tạo.
Tổng giám đốc điều hành Apple Tim Cook khi nhắc tới Nokia đã nói: không sáng tạo ắt sẽ bị diệt vong. Steve Jobs cũng đã từng nói rằng: sự sáng tạo sẽ quyết định bạn là người lãnh đạo hay là người tháp tùng.
Nếu bạn không có tư duy sáng tạo. Bạn sẽ chỉ có thể thuận theo chiều gió. Người ta ăn thịt, còn bạn chỉ có thể uống chút nước canh mà thôi. Đối với những người khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng mà nói. Sáng tạo sẽ là vũ khí sắc bén giúp họ lội ngược dòng và trở thành người giàu thành công.
4, Không ngừng học hỏi: Lý Gia Thành
Chắc hẳn ai cũng rõ người Hoa giàu nhất thế giới đồng thời cũng là người giàu nhất châu Á Lý Gia Thành chỉ học hết tiểu học. Trình độ học vấn thấp những vẫn có thể trở thành tỷ phú. Ông đã dựa vào cái gì mà làm được điều này? Đó là: học tập.
Hãy thử tưởng tượng xem, nếu như Lý Gia Thành cái gì cũng không biết thì liệu ông có thể trở thành tỷ phú không? Dĩ nhiên là không rồi. Trên thực tế ông là người hiểu biết nhiều hơn bất cứ ai. Bởi ông học nhiều hơn bất cứ ai trong số chúng ta.
Mặc dù ít học, trình độ học vấn thấp. Nhưng ông luôn học hỏi không ngừng nghỉ. Ông rất tự hào về thời trẻ của mình. Bởi khi đồng nghiệp đi ra ngoài chơi thì ông đi cầu học vấn. Người khác giữ nguyên hiện trạng mỗi ngày, còn ông nâng cao trình độ mỗi ngày. Bởi ông hiểu rằng, chỉ có nỗ lực làm việc, tìm kiếm tri thức mới là con đường duy nhất dẫn tới thành công.
Ngay từ những khi còn trẻ, ông luôn giữ thói quen học hỏi. Hàng ngày sau bữa tối, ông luôn kiên trì học tiếng anh. Trước khi đi ngủ luôn kiên trì đọc sách 30 phút. Hàng ngày thức dậy vào lúc 5:59 phút, cho dù buổi tối hôm trước ngủ muộn như thế nào. Bởi ông muốn nghe tin tức thời sự vào buổi sáng. Sau khi đến văn phòng làm việc, ông sẽ đọc các loại báo, tìm hiểu mọi thông tin rồi mới bắt đầu làm việc.
Học tập giúp nâng cao khả năng lý giải của chúng ta. Phát hiện cơ hội và nắm bắt cơ hội một cách tốt hơn. Một khi đã nắm bắt được càng nhiều cơ hội, khả năng kiếm tiền tự nhiên sẽ càng nhiều hơn. Lý Gia Thành đã chứng minh một điều rằng, muốn trở nên giàu có phải không ngừng học hỏi. Điều này quan trọng hơn nhiều với việc có học lực cao.
5, Cảm giác nguy cơ: Bill Gates, Lý Gia Thành
Bill Gates nói: Microsoft cách phá sản luôn chỉ có 18 tháng.
Thành công của Bill Gates là ngẫu nhiên ư? Dĩ nhiên là không. Ông không chỉ biết nắm bắt xu thế, giỏi chiêu mộ nhân tài mà hơn cả đó là luôn luôn đặt mình trong cảm giác nguy cơ. Bởi vậy nên ông không ngừng cải tiến hệ điều hành Windows. Cuối cùng Microsoft đã đánh bại tất cả những đối thủ khác. Trở thành bá chủ độc quyền trong lĩnh vực hệ điều hành máy tính cá nhân.
Lý Gia Thành: 90% thời gian của tôi đều suy nghĩ về sự thất bại.
Cảm giác nguy cơ về sự thất bại này khiến ông trong suốt quá trình khởi nghiệp đến nay là hơn 60 năm, mặc dù trải qua nhiều lần khủng hoảng kinh tế, nhưng chưa bao giờ phải chịu thua lỗ.
Cảm giác nguy cơ giống như một người thầy. Dạy chúng ta nhìn thấy và phòng tránh trước nguy cơ. Đồng thời không ngừng thúc đẩy chúng ta học hỏi, tiến bộ và nâng cao. Nếu không sẽ bị lạc hậu và gánh chịu hậu quả. Những người có cảm giác nguy cơ, không dễ bị thất bại. Những người không có cảm giác nguy cơ sẽ rất dễ bị đánh bại.
>> Tỷ phú thế giới kinh doanh gì? Tỷ phú kiếm tiền như thế nào
6, Đứng vị trí số 1: John D. Rockefeller, Jack Welch, Shi Yu Zhu
Tỷ phú đầu tiên trong lịch sử nhân loại, ông vua giàu mỏ Mỹ John D. Rockefeller đã từng nói: Đối với tôi, đứng ở vị trí số 2 chẳng khác gì so với đứng ở vị trí cuối cùng.
Nguyên chủ tịch và CEO của General Electric Jack Welch cũng đã từng nói: Trong bất cứ ngành nghề nào, chỉ tập trung vào người lãnh đạo. Nhân tài mũi nhọn cần phải tìm đủ mọi cách để có được bằng mọi giá.
Shi Yu Zhu từng nói: Chỉ có vị trí số 1 mới được người khác ghi nhớ. Sản phẩm cũng phải là thương hiệu hàng đầu. Nếu không sẽ rất khó tồn tại lâu dài. Không giành được vị trí số 1 sẽ rất khó có được thành công.
Trong bất cứ ngành nghề nào, chỉ cần bạn đứng đầu, bạn sẽ là người giàu nhất trong ngành nghề đó. Trong bất cứ công việc nào, chỉ cần bạn trở thành người giỏi nhất bạn sẽ là người có giá trị nhất.
7, Thành thạo một ngón nghề: Lý Ngạn Hoành
Năm 1999, Lý Ngạn Hoành khi đó còn đang ở Mỹ. Trông thấy mạng internet trong nước phát triển nhanh như vũ bão. Ông cảm thấy thời cơ để trở về nước khởi nghiệp đã đến. Lý Ngạn Hoành tìm đến người bạn tốt tên là Từ Dũng, hy vọng có thể tìm thấy một khoản đầu tư khởi nghiệp ở Mỹ.
Hai người họ tìm đến một vài tổ chức đầu tư. Trong vòng đàm phán cuối cùng. Một nhà đầu tư hỏi Lý Ngạn Hoành: Ba người đứng đầu trong kỹ thuật công cụ tìm kiếm là ai? Lý Ngạn Hoành nói ra 3 cái tên những không có tên của mình.
Nhà đầu tư bước ra ngoài, gọi điện thoại cho cấp trên của Lý Ngạn Hoành (chuyên gia công cụ tìm kiếm) William.I.Chang. William.I.Chang nói: Lý Ngạn Hoành là một trong 3 chuyên gia về công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Sau đó, nhà đầu tư quay lại và nói với Lý Ngạn Hoành rằng ông đồng ý đầu tư 1.2 triệu đô la. Cao hơn so với mức yêu cầu đầu tư ban đầu là 1 triệu đô la.
Vậy là, Lý Ngạn Hoành dựa vào sở trường của mình để nhận được 1.2 triệu đô la tiền đầu tư. Trở về nước sáng lập Baidu. Mở ra con đường bá chủ trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc.
Trong lĩnh vực internet, còn có những nhân vật khác dựa vào sở trường, ngón nghề của mình để thành công như: Larry Page, Sergey Brin (Google), Mark Zuckerberg (Facebook), Pony Ma (Tencent), William Đinh (NetEase)…
Bất cứ ai, chỉ cần có được trong tay một ngón nghề hay sở trường nào đó. Đồng nghĩa với việc có được vốn sáng tạo của cải. Dĩ nhiên, bạn cần phải biết cách vận dụng ngón nghề và sở trường đó của mình để sáng tạo của cải. Những người giàu thực sự. Họ biết cách kết hợp, đồng thời dám nghĩ và dám làm.
8, Mạo hiểm: Wang Shi
John D. Rockefeller đã từng nói: Những người có tinh thần mạo hiểm sẽ không bao giờ duy trì hiện trạng. Mạo hiểm chưa chắc đã thành công. Nhưng nếu không mạo hiểm ắt sẽ tầm thường cả đời. Càng đừng nghĩ đến việc làm giàu.
Dĩ nhiên, không nên mạo hiểm một cách mù quáng. Cần phải biết rủi ro ở đâu, đồng thời có thể gánh vác được. Hơn nữa, kết quả phải đáng để bạn mạo hiểm.
Warren Buffett cũng đã từng nói: Mạo hiểm đến từ việc bạn không biết bạn đang làm gì. Ông có 3 nguyên tắc đầu tư lớn: Một là giữ tiền gốc. Hai là giữ tiền gốc. Và ba là ghi nhớ kỹ điều một và điều 2.
Lý Gia Thành: Trước khi quyết định một việc gì đó, nên nghĩ hết mọi biện pháp ứng biến. Chứ không chỉ mạo hiểm một cách liều lĩnh.
Một việc trước khi thành công, đều tồn tại rủi ro. Nhưng nếu bạn muốn né tránh mọi rủi ro đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi mọi cơ hội thành công.
9, Đầu tư: Warren Buffett, Lý Gia Thành
Năm 2008, Warren Buffett thay thế vị trí của Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới. Thứ giúp ông làm được điều này đó chính là đầu tư. Như vậy, bạn đã hiểu được tác dụng của đầu tư trong việc tích lũy và sáng tạo của cải rồi chứ.
Lý Gia Thành đã từng nói: trước tuổi 30, cần phải kiếm tiền dựa trên đôi tay của mình. Sau tuổi 30 cần phải chú trọng quản lý tài chính. Học cách dùng tiền sinh tiền.
Warren Buffett cũng đã từng nói: bạn tích lũy được bao nhiều của cải và tài sản trong cuộc đời không nằm ở việc bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền. Mà quyết định bởi việc bạn đầu tư quản lý tài chính như thế nào. Tiền tìm người quý hơn là người tìm tiền. Cần phải biết cách khiến tiền làm việc cho bạn. Chứ không phải làm việc vì tiền.
10, Hệ thống: bí quyết làm giàu của hầu hết những người giàu trên thế giới
Hệ thống là gì: hệ thống là mô hình kinh doanh, mô hình lợi nhuận do các nguồn tài nguyên tạo thành. Chỉ cần hệ thống vận hành bình thường liền có thể tự động kiếm tiền một cách không ngừng nghỉ.
Nếu không có hệ thống, bạn chỉ có thể làm việc ngày nào kiếm tiền ngày đó. Không làm việc sẽ không có thu nhập. Bất cứ người giàu nào cũng đều có một hệ thống có thể kiếm tiền liên tục. Đo là mô hình kinh doanh, mô hình lợi nhuận của họ.
Ví dụ như cự tỷ phú Jeff Bezos (Amazon), ông xây dựng một hệ thống thương mại điện tử. Bán hàng khắp nơi trên thế giới 24/24. Dù đang ngủ, đi du lịch hay làm bất cứ điều gì, thu nhập của ông không bao giờ bị gián đoạn.
Tóm lại muốn trở thành người giàu. Bạn cần phải có:Một là dã tâm trở thành người giàu. Hai là tư duy của người giàu. Và ba là hành động.