Hai Việc càng nghèo càng cần phải làm, nếu không thì bạn sẽ càng bần túng

Bạn những lúc nghèo giống như những chú chim non gào khóc nháo nhác đòi ăn, khát khao có một công việc để nuôi sống bản thân. Trong lúc bấn loạn, bạn bị mất phương hướng rồi tìm bừa lấy một công việc tạm bợ và bắt đầu làm.

Càng làm càng mất phương hướng, càng làm càng thất vọng. Thực ra, càng nghèo càng phải làm tốt hai việc sau, nếu không bạn sẽ thấy mình ngày càng kém cỏi.

1, Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp

Những người càng nghèo lại càng không có bất cứ kế hoạch gì cho thân, mà càng không có kế hoạch thì  sẽ ngày càng nghèo. Hãy thử nhìn xung quanh xem, những người công nhân bình thường, công việc hàng ngày trông thì rất thoải mái nhưng thực ra lại hết sức mơ hồ.

Họ sống một cách lặp lại hết ngày này qua tháng khác, làm những công việc đơn giản và vụn vặt, dù không ưa thích gì công việc hiện tại nhưng họ không dám đổi việc.

Cũng chính vì lối tư duy và thói quen làm việc đó khiến họ ngày càng nghèo!

Vậy nếu gặp phải những vấn đề tương tự như vậy thì phải làm như thế nào? Bạn hãy làm theo 3 bước sau để xây dựng kế hoạch làm việc cho bản thân.

Đầu tiên cần phải làm rõ giá trị quan của bạn, hãy tự hỏi mình xem bạn thích làm những công việc như thế nào? Công việc gì sẽ giúp bạn phát huy lợi thế của mình một cách tối đa?

Tiếp theo là tìm hiểu tầm nhìn chiến lược của bạn. Mục tiêu của bạn là gì? Công việc lý tưởng của bạn là gì? Bạn muốn làm những công việc như thế nào suốt đời?

Cuối cùng là làm rõ tình trạng và nguồn tài nguyên hiện tai của bạn. Bạn đang có những khả năng gì? Bạn có thể làm những công việc như thế nào? Ai sẽ là người giúp bạn thực hiện mục tiêu? Hiện tại bạn đang có những nguồn tài nguyên nào để tận dụng?

Sau khi làm rõ ba điều này, mỗi ngày hãy dành chút thời gian để thực hiện, dù chỉ là 10 phút mỗi ngày thôi cũng được. Bạn sẽ không bị mê hoặc bởi tình trạng hiện tại. Nhìn xa trông rộng hơn những người khác sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn.

>> Làm thế nào để tránh và vượt qua những thương đau trong khởi nghiệp

2, Không ngừng học hỏi nâng cao bản thân

Khả năng cạnh tranh xã hội trong tương lai quyết định bởi khả năng học hỏi. Điều này có nghĩa là, trong công việc khả năng học hỏi sẽ là sức cạnh tranh trọng tâm của bạn.

Một người không có khả năng học hỏi, không thích học hỏi sẽ ngày càng thất bại. Nhưng học gì? Học như thế nào? Đây là điều mà rất nhiều người cảm thấy băn khoăn và chưa biết phải nên làm như thế nào?

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các những kiến thức bổ ích về việc bạn nên học gì? Và học như thế nào?

Trong thời đại xã hội hiện nay, chỉ tính riêng kiến thức trên mạng internet đã bao la bát ngát, mênh mông như biển rộng, vùng vẫy trong đó chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi quá sức.

Do vậy, bạn cần phải học cách lựa chọn và sàng lọc. Không nên học tất cả mọi thứ. Hãy học những kiến thức chủ yếu từ 3 phương diện dưới đây mới có thể giúp bạn học một hiểu mười.

(1), Kiến thức chung

Ví dụ như kiến thức về xã giao, quản lý thời gian, máy vi tính…

(2), Kiến thức chuyên ngành

Đây là những kiến thức quyết định sự thắng bại của bạn trong cạnh tranh việc làm, nên bắt buộc phải nắm được. Ví dụ bạn là nhân viên kế toán, bạn nên nắm rõ mọi kiến thức thuộc về chuyên ngành kế toán, nếu bạn là giáo viên dạy một môn học nào đó thì bạn phải nắm rõ mọi kiến thức trong môn học đó.

(3), Kiến thức hạ tầng

Tổng kết mọi việc bằng những quy luật hạ tầng nhất. Những kiến thức hạ tầng này không giống như những kỹ năng hay phương pháp bình thường học được mà nó là những khái niệm và bản chất cơ bản nhất về mọi thứ.

Kiến thức là gì? Chỉ những thông tin, tin tức không ngừng thay đổi hành vi của bạn mới được coi là kiến thức. Có những người ngày nào cũng đọc sách, nghe giảng nhưng không thay đổi hành vi của mình, nên nhiều nhất cũng chỉ có thể coi đó là thông tin, tin tức mà không thể coi là kiến thức được.

Như vậy, mục đích học hỏi kiến thức đã được làm rõ, đó là để thay đổi hành vi bản thân. Học gì đã rõ rồi, còn học như thế nào thì sao? Mời các bạn cũng xem hình ảnh sau:

Hiểu một cách đơn giản có nghĩa là dùng tai nghe chỉ có thể ghi nhớ được 5% kiến thức; Dùng mắt đọc có thể ghi nhớ được 10% kiến thức; Nghe nhìn kết hợp có thể ghi nhớ được 20% kiến thức;

Học bằng phương pháp trình chiếu có thể ghi nhớ được 30% kiến thức. Tất cả những loại hình này là chỉ việc học tập một cách bị động, hiệu quả sẽ không được cao.

Còn nếu áp dụng phương pháp học tập một cách chủ động, sau khi học xong kiến thức sẽ cùng thảo luận với người khác, áp dụng vào thực tiễn và truyền thụ lại cho người khác, hiệu quả học tập sẽ tăng lên gấp bội.

Điều này khác hoàn toàn với các hình thức học tập máy móc lệ thuộc vào sách vở, nhồi nhét những kiến thức một cách đơn thuần. Do vậy, bạn cần phải thay đổi cách tư duy của mình, xây dựng thói quen học tập tốt, không ngừng học hỏi nâng cao năng lực bản thân, như vậy bạn mới ngày càng giỏi, ngày càng giàu.

Trả lời