Cách vượt qua khó khăn về Tài chính trong cuộc sống

Trong cuộc sống, bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều không thể tránh khỏi những lúc khó khăn về tài chính. Chúng ta từ người nghèo trở thành người giàu không chỉ là sự thay đổi về của cải và vật chất. Mà đồng thời còn là sự thay đổi về mô hình tư duy.

Tư duy tốt là một loại phẩm chất, tấm lòng. Có được không phải nhờ quá trình học hỏi và nghe giảng. Mà cần phải thấm nhuần vào bên trong, ăn sâu vào ý thức ngầm. Đồng thời hình thành bản năng và thói quen.

Tài chính không nhất định có thể thỏa mãn đời sống tinh thền của con người. Nhưng có thể cải thiện cuộc sống vật chất. Trong cuộc sống hiện thự, mặc dù tiền bạc không phải là vạn năng. Nhưng nếu không có tiền làm gì cũng sẽ rất khó khăn.

Tình hình tài chính ổn định và khỏe mạnh là tiền đề bảo đảm công việc và cuộc sống bình thường. Nếu tình hình tài chính bất ổn tức gặp phải vấn đề khó khăn. Ắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị sản xuất của cá nhân hoặc gia đình.

Do vậy, khi tài chính gặp phải khó khăn. Phải áp dụng những biện pháp tích cực. Cố gắng vượt qua khó khăn về tài chính.

Bước đầu tiên để vượt qua khó khăn về tài chính trong cuộc sống đó là phải bắt đầu từ quan niệm suy nghĩ và thái độ của bạn. Đặc biệt đó là không thể thiếu được 3 quan điểm tư duy lớn sau.

1, Ý thức cạnh tranh

Tất cả mọi nguồn tài nguyên đều có hạn. Ai cũng muốn trở thành người giàu. Thứ mà bạn muốn cũng là thứ mà đại đa số mọi người đều muốn. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta luôn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Về điểm này, tin rằng ai trong số chúng ta cũng đều rất rõ. Thế nhưng vì đối thủ cạnh tranh này nhiều lúc chúng ta không nhìn thấy, sờ thấy nên thường sẽ không quan tâm để ý tới. Khiến chúng ta bỏ lỡ rất nhiều thông tin quan trọng. Khiến chúng ta lạc hậu dần dần tụt lùi về phía sau người khác trong quá trình leo núi.

Rất nhiều người trẻ tuổi coi thường việc dành dụm tiền. Có tiền trong tay thích tiêu như thế nào thì tiêu. Không hề dành dụm, tích cóp cho riêng bản thân.

Rất nhiều người đều như vậy, nói thì hay mà làm thì biếng. Lăn lộn bên ngoài xã hội đã nhiều năm mà cả sự nghiệp lẫn tình cảm đều bằng 0. Tiết kiệm cũng bằng 0. Đây là kiểu người có khả năng chống lại rủi ro cực kém. Chỉ cần một chút đả kích thôi cũng khiến họ không thể sinh tồn được.

Khi bắt gặp cơ hội quan trọng hoặc đối thủ cạnh tranh cùng cấp. Cơ bản đều bị đánh bại một cách dễ dàng. Ví dụ gặp được cơ hội tốt cần đến tiền để lo liệu. Bản thân không một xu dính túi. Còn đối thủ cạnh tranh lại dễ dàng bỏ ra cả đống tiền đầu tư. Những lúc như vậy oán trời trách người không công bằng thì đã quá muộn, không còn ý nghĩa gì nữa.

Trong khi người khác luôn ở trong trạng thái cạnh tranh. Luôn sẵn sàng chuẩn bị cho tương lai. Còn bạn lại nghe mưa thành gió, nói như rồng leo mà làm lại như mèo mửa. Không để lại đường lui cho mình.

Do vậy, dù thế nào đi chăng nữa hãy tích cóp cho mình một khoản tiền bảo đảm. Giúp bản thân có được khả năng chống đỡ lại rủi ro cơ bản nhất. Gặp cơ hội cũng có chút tiền vốn để điều động được bất cứ lúc nào.

Do vậy, nhược điểm lớn nhất trong tư duy người nghèo đó là chỉ nhìn thấy những lợi ích trực tiếp. Không có ý thức cạnh tranh, sẽ không thể nhìn thấy lợi ích và tương lai tiềm ẩm. Không có ý thức cạnh tranh. Sẽ không thể thoát khỏi khó khăn về tài chính.

>> Khi gặp khó khăn về tài chính thì nên làm gì

2, Ý thức mạo hiểm

“Liều ăn nhiều”. Những việc càng nằm ngoài sức tưởng tượng của con người, đối thủ cạnh tranh sẽ càng ít. Những người kinh doanh thực hiện theo suy nghĩ này sẽ càng thành công.

Cơ hội luôn tồn tại ở những nơi mà chúng ta không thể thấy được. Nhưng điều này không có nghĩa là những nơi không nhìn thấy đó có cơ hội. Có thể nó vốn không phải là cơ hội mà là cạm bẫy nên mới không có ai làm.

Vậy đặc trưng của cơ hội là gì? Cơ hội là thứ không thể nhân bản, sao chép được. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao, rất khó có ai có thể nhân bản, sao chép được như Jack Ma, Bill Gate…

Mạo hiểm, người giàu mạo hiểm một cách có kế hoạch. Người nghèo không mạo hiểm, sẽ không thể có cơ hội làm giàu. Nguyên nhân rất đơn giản đó là nguồn tài nguyên có hạn.

Nhà đầu tư Jim Rogers đã từng nói: con đường phát triển duy nhất của thị trường chính là một số người thành công. Những người khác thất bại. Nếu tất cả mọi người đều đầu tư sẽ không có người thất bại. Toàn bộ hệ thống sẽ không thể vận hành.

Do vậy, số ít người nhận được phần lớn cái bánh ngọt. Đồng nghĩa với việc những người khác có thể sẽ không có gì. Hay nói một cách khác, bánh ngọt chỉ có vậy, nếu bạn chia nhiều người khác sẽ chia ít. Mà đại đa số mọi người đều chia ít.

Do vậy, nếu bạn muốn phát tài, giàu có. Đầu tiên bạn phải áp chế phần nhiều. Nhất là chống đỡ được với đối thủ cạnh tranh. Nhưng ngưỡng cửa của sự áp chế là tố chất mà nhiều người không có đó chính là “mạo hiểm”.

Cơ hội giống như vô vàn ngôi sao băng lướt qua vậy. Người nghèo đều tránh được nó một cách kỳ diệu. Tại sao vậy? Vấn đề bản chất của người nghèo nằm ở chỗ không chịu phát triển. Mà mạo hiểm lại là con đường duy nhất để làm giàu.

Sở dĩ người nghèo không chịu phát triển là do nghèo. Vì nghèo nên không thể gánh vác được cái giá thất bại. Không dám gánh vác cái giá phải trả cho sự phát triển. Do vậy không dám làm rất nhiều việc. Sợ thua, sợ làm không tốt… Đây chính là cái gọi là số không thể giàu.

Nhưng mạo hiểm cũng cần phải có kế hoạch. Nếu mạo hiểm không có kế hoạch đồng nghĩa với việc mạo hiểm một cách mù quáng. Sẽ chết một cách rất khó coi.

Do vậy, những người trẻ nhất là những người làm công ăn lương phải nhanh chóng tìm hiểu kiến thức tài chính cơ bản. Lựa chọn hình thức mạo hiểm phù hợp với bản thân. Thực ra chính là cách quản lý tài chính.

Bởi tất cả các phương thức quản lý tài chính đều có những rủi ro nhất định. Chúng ta phải phán đoán bằng tư duy của mình. Cách quản lý tài chính nào sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta? Lợi ích mà nó mang lại có xứng đáng với rủi ro mạo hiểm mà chúng ta phải gánh vác hay không?

3, Khả năng huy động vốn

Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu, người bình thường và người nghèo đó là kinh doanh các khoản nợ. Người nghèo sở dĩ nghèo là do khả năng tài chính kém. Một trong những ngưỡng cửa lớn nhất khiến người nghèo không thể trở thành người giàu đó là khả năng huy động vốn. Nhất là khi không có tài sản thế chấp.

Bởi vay vốn ngân hàng cần phải có tài sản thế chấp. So với người giàu, dù người nghèo có cơ hội và nguồn cảm hứng giống như người giàu nhưng cũng khó lòng huy động đủ vốn.

Đến những thứ cơ bản như mối quan hệ xã hội và tín dụng cá nhân đều không có thì nói gì đến huy động vốn. Bởi vậy tín dụng đối với chúng ta mà nói hết sức quan trọng.

Chúng ta phải luôn không ngừng xây dựng giá trị tín dụng cho riêng mình. Bởi nó tương đương với sự tăng trưởng về của cải của chúng ta.

Xây dựng giá trị tín dụng cần tới một lượng thời gian lớn. Do vậy, những người trẻ có ý thức tín dụng càng sớm sẽ càng có lợi cho bản thân. Trong một số trường hợp nào đó, tín dụng còn giá trị hơn cả tiền bạc.

Như vậy muốn thoát nghèo, làm giàu, vượt qua khó khăn về tài chính. Chúng ta phải có tư duy mạo hiểm, huy động vốn và cạnh tranh. Làm thế nào để kiếm được lợi nhuận tương xứng trong phạm vi có hạn? Bỏ ra số ít thời gian và tiền bạc ở hiện tại để đổi lấy lợi ích tối đa trong tương lai. Bạn thấy có xứng đáng không?

Trả lời