Cách suy nghĩ của người giàu, Bí mật để giàu có của người giàu và cái đòn bẩy

Khi tư duy về Cách suy nghĩ của người giàu và cách nghĩ của bạn, Nếu bạn chỉ là người làm công ăn lương bình thường mà không thực hiện bất cứ một hoạt động quản lý tài chính nào. Nhiều năm qua đi, cuộc sống của bạn có thể vẫn sẽ duy trì bình thường. Nhưng 10 năm sau, có một ngày bạn sẽ chợt phát hiện ra rằng, bạn không có một đồng tiết kiệm nào trong tài khoản.

Bạn cảm thấy rất khó hiểu. Bình thường bạn sống rất tiết kiệm, không mua xa xỉ phẩm, mỗi tháng đều tiết kiệm tiền. Nhưng không hiểu tại sao, số tiền dành dụm được lại rất ít ỏi.

Có thể bạn không có thói quen ghi sổ sách, vì quá phiền phức. Bạn không đầu tư quản lý tài chính, là bởi dù có đầu tư bạn cũng không biết phải làm như thế nào.

Sách vở giảng giải hết sức đơn giản, nhưng khi bắt tay vào thao tác thực tế mới phát hiện ra rằng bạn không biết phải bắt đầu như thế nào.

Thực ra, cách sử dụng tiền bạc giữa người giàu và người nghèo rất khác nhau. Tôi gọi sự khác biệt đó là đòn bẩy tiền tài.

Trong cách suy nghĩ của người giàu, Đòn bẩy tiền tài ở đây không giống như những đòn bẩy trong các thao tác tài chính khác.

Đòn bẩy tài chính mà nhiều người hay nói ở đây là chỉ, nếu bạn vay ngân hàng 100 triệu, lãi suất là 5%. Vậy thì việc bạn sử dụng số tiền 100 triệu này nhất định phải mang lại lợi nhuận đầu tư cao hơn 5%. Thao tác đòn bẩy phải có được lợi nhuận, nếu không sẽ phải bù lỗ.

Đòn bẩy tiền tài ở đây là tỷ lệ giữa lợi nhuận và thời gian lao động mà bạn bỏ ra.

Đòn bẩy tiền tài = Tổng lợi nhuận/tổng thời gian lao động mà bạn bỏ ra

Giả sử có một người rất biết sử dụng quỹ. Anh ta lấy 100 triệu tiền tiết kiệm để đầu tư quỹ chung. Lợi nhuận trung bình mỗi năm khoảng 10%. Đầu tư quỹ mỗi năm sẽ mang lại cho anh ta 10 triệu tiền thu nhập.

Đối với anh ta mà nói lựa chọn loại quỹ nào để đầu tư không phải là chuyện khó. Có lẽ mỗi tháng anh ta không mất quá 3 giờ đồng hồ để kiểm tra quỹ định kỳ.

Giả sử mỗi tháng anh ta phải mất 5 giờ đồng hồ để kiểm tra lợi nhuận quỹ. Như vậy đòn bẩy mỗi năm của anh ta trong dự án này là 10 triệu/60 giờ.

Mỗi năm chỉ cần bỏ ra khoảng 60 giờ sẽ mang lại cho anh ta 10 triệu tiền thu nhập. Hơn nữa đòn bẩy này sẽ ngày càng lớn. Bởi anh ta sẽ tiếp tục bỏ thêm lợi nhuận vào trong quỹ chung đó để tạo ra lợi nhuận. Để tiền đẻ ra càng nhiều tiền hơn nữa.

>> Người giàu có nhiều tiền, hóa ra họ có cách phát tài như vậy? Còn người nghèo thì vẫn mãi nghèo

Quay trở lại với vấn đề ở đầu bài viết. Bạn làm việc vất vả mỗi ngày, sau đó cuối tháng bạn sẽ nhận được khoảng 8 triệu. Giả sử mỗi ngày bạn phải làm việc 8 giờ đồng hồ, mỗi tháng là 26 ngày. Đòn bẩy hàng  tháng sẽ là 8 triệu/208 giờ, mỗi năm sẽ là 96 triệu/2496 giờ.

Bạn hãy thử tính xem, đây có phải là một khoảng cách rất lớn không?

Giả sử mỗi ngày chúng ta ngủ 8 giờ đồng hồ. Một năm chúng ta chỉ còn (24–8)*365 = 5840 giờ đồng hồ.

Đối với một người làm công ăn lương mà nói, bỏ ra hơn 2000 giờ đồng hồ trong hơn 5000 giờ đồng hồ mỗi năm chỉ để tạo ra chiếc đòn bẩy 96 triệu/2496 giờ. Như vậy dĩ nhiên là bạn sẽ không tiết kiệm được tiền rồi.

Nói một cách khác, người giàu họ biết cách điều khiển và sử dụng đòn bẩy tiền tài để giúp họ bỏ thời gian lao động ngày càng ít nhưng lại kiếm được càng nhiều tiền. Muốn gia tăng biên độ tiền tài phải biết cách điều khiển đòn bẩy tiền tài. Sáng tạo ưu thế, lợi nhuận thông qua chiếc đòn bẩy này.

Từ công thức đòn bẩy tiền tài cho thấy, giá trị đòn bẩy càng lớn càng tốt. Bởi đầu tư càng lớn chứng tỏ mỗi đơn vị  giá trị thời gian sức lao động mà bạn bỏ ra sẽ giúp bạn kiếm được càng nhiều tiền hơn nữa.

Trả lời