Những kiến thức tiền bạc và tài chính này bạn nên hiểu, bất luận bạn đã là ông chủ hay muốn làm ông chủ

Với tư cách là người làm chủ, đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ về báo cáo doanh thu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán. Bởi đây là cơ sở nền móng.

Trong đó bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định. Báo cáo doanh thu và lưu chuyển tiền thể phản ánh các loại phí phát sinh trong một khoảng thời gian.

Tuy nhiên bạn không cần phải quan tâm tới tất cả mọi thông tin. Chỉ cần nắm được nội dung trọng tâm là đủ. Không nên chỉ xem con số mà cần phải xem xét tới cả những thứ phía sau con số đó.

1, Quỹ tiền tệ

Không chỉ xem số sư mà còn phải xem số phát sinh. Tình trạng dòng tiền ra vào mỗi tháng là điều rất quan trọng đối với người kinh doanh. Phải có kế sử dụng tiền vốn, dụng triệt để nguồn vốn. Không được để nguồn nhàn rỗi và càng không thể để nguồn vốn thiếu hụt.

2, Tài khoản thanh toán

Cần phải quan tâm tới gia hạn tín dụng và tuổi nợ của các khoản phải thu. Hàng tháng đều phải có bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu của khách hàng. Quá tuổi nợ hoặc quá quá hạn tín dụng đều là rủi ro, đều là lợi nhuận. Nên cần phải được quan tâm đặc biệt.

Đối với những người kinh doanh, nợ để quá vài ngày không thu họ sẽ có thể thu được không ít lợi nhuận. Mỗi người đều có tư lợi riêng của mình. Do vậy làm chủ chỉ có thể dựa vào chính mình.

3, Hàng tồn

Hàng tồn cũng là một loại tài sản. Để không đồng nghĩa với lãng phí. Phải làm như thế nào chắc hẳn những người làm chủ đều đã rõ. Ở đây, tôi xin nhấn mạnh hai điều. Một là sổ sách ghi chép hàng tồn và kiểm kê hàng tồn thực sự rất quan trọng. Tuyệt đối không được coi thường.

Hai là coi trọng các loại hàng hóa đã được giao đi. Bởi đó chính là công nợ. Hàng đi đồng nghĩa với việc tiền cũng đi theo. Do vậy cũng phải có hạn nợ rõ ràng. Cũng phải tính lãi, kịp thời tìm hiểu và kết toán.

4, Tài sản cố định

Đừng nghĩ rằng tài sản cố định có giá trị lớn mà không quan tâm đặc biệt tới nó. Chỉ cần bộ phận quản lý làm tốt công tác đăng ký. Không được để tài sản cố định bỏ không lãng phí là được.

5, Chi phí sản xuất và chi phí phát sinh

Là ông chủ phải học cách phân biệt rõ ràng hai loại chi phí này. Chi phí sản xuất phải phù hợp với thu nhập. Chi phí phát sinh là các loại chi phí phát sinh trong giai đoạn hoặc thời kỳ nào đó. Đây là hai khái niệm chi phí hoàn toàn khác nhau.

Do vậy ông chủ cần phải quan tâm tới tình hình vay nợ, chịu nợ của cá nhân. Bởi đây cũng là một việc chiếm dụng công quỹ. Ngoài ra còn phải quan tâm tới tính hợp lý của các loại chi phí. Quan tâm xem có tình trạng coi chi phí phát sinh là chi phí sản xuất khi nâng cao doanh số hay không?

>> Ông chủ cần biết: Hiểu được bản chất của tài chính, vì sao Tiền đẻ ra Tiền

6, Dự toán quản lý

Điều này rất quan trọng. Thực ra bộ phận kế toán tài chính sẽ rất khó nắm bắt mức độ hợp lý của các loại chi phí do bên kinh doanh báo cáo. Có dự toán hay không? Ông chủ cũng chỉ có thể nghe theo những gì mà bên kinh doanh nói.

Ông chủ cũng là người, cũng không muốn mình bị nhân viên mắng chửi. Ngày nào cũng phải đóng vai ác. Có dự toán ắt sẽ có căn cứ, vô hình chung sẽ nhiều thêm một cửa ải mới.

7, Kiểm soát nội bộ

Những người làm chủ ít nhiều họ cũng đều đã biết chút ít. Do vậy, chỉ cần học thêm một chút lý luận nữa là được. Trọng tâm của việc kiểm soát nội bộ đó là quy phạm hóa và quy trình hóa. Mọi việc đều phải làm theo chế độ.

Vậy nội dung trọng tâm của chế độ ở đây là gì? Đó là phải phân công khoa học. Một người vì việc riêng thì phải có hai người vì việc công. Giữa các bộ phận ban ngành và nhân viên vừa phải phối kết hợp, hợp tác với nhau vừa phải kiềm chế lẫn nhau.

8, Thuế vụ

Thuế vụ thực ra là một kiến thức mang tính chuyên ngành. Nhiều nhân viên kế toán chưa chắc đã hiểu được nhiều. Do vậy, là ông chủ cũng không cần phải yêu cầu quá lớn. Chỉ cần hiểu biết chút ít nguyên tắc cơ bản về thuế giá trị gia tăng là được.

Nhưng nếu không hiểu gì về thuế, thì làm sao biết được doanh nghiệp của mình có đang nộp thừa thuế hay không? Phương pháp tốt nhất đó là trao đổi và giao lưu nhiều với các bạn bè trong ngành.

Kiểm tra số tiền thuế tổng hợp mà mình cần phải nộp, tham khảo với các doanh nghiệp khác. So sánh rồi mới đặt câu hỏi. Ít nhiều cũng phải nắm được bản chất. Dĩ nhiên nếu có quan hệ qua lại với những người làm trong cục thuế thì càng tốt.

9, Công trình

Có người nói rằng phải chú ý tới tài sản cố định. Thực ra thứ cần phải chú ý ở đây đó là những công trình đang xây dựng trước khi hình thành tài sản cố định. Do vậy tạo dự toán, lập dự án mới là điều quan trọng nhất.

Thực ra, đây không phải là công việc của bên tài chính kế toán. Cùng lắm họ sẽ chỉ phát huy chức năng giám sát và đôn đốc. Người làm chủ chỉ cần dùng người sao cho tốt là được.

10, Đầu tư

Các kiến thức về đầu tư, biết càng nhiều càng tốt. Dù là người bình thường cũng nên biết một chút. Thế nhưng những kiến thức tài chính có liên quan tới đầu tư lại nhiều và quá chuyên ngành. Người làm chủ không thể nắm bắt hết được thì phải làm sao?

Trước khi đầu tư tốt nhất nên để bộ phận tài chính kế toán làm sách dự án. Phân tích rõ ràng từ góc độ tài chính. Người làm chủ chỉ cần đọc hiểu là được.

Tổng kết

Có rất nhiều kiến thức mà người làm chủ cần phải nắm bắt được. Ít nhất cũng phải bằng nửa nhân viên tài chính kế toán. Người làm chủ phải yêu cầu bản thân mình cao hơn một chút. Bởi tiền là của chính mình. Trách nhiệm và rủi ro đều là lớn nhất.

Do vậy cần phải biết nhiều hơn người khác. Bởi có nhân viên tài chính kế toán làm việc không chăm chỉ. Không làm những việc mà họ nên làm. Họ chỉ biết làm xong sổ sách công nợ là xong.

Tìm được một người nhân viên tài chính kế toán phù hợp không phải là chuyện dễ. Do vậy người làm chủ cuối cùng vẫn phải dựa vào chính mình. Không cần phải tự tay làm mọi việc. Chỉ cần nắm được nội dung trọng tâm là được.

Trả lời