Thành công là mục tiêu mà nhiều người luôn hướng đến. Tuy nhiên có những người dù đã cố gắng nhưng mãi không thể làm giàu, đó là vì họ chưa thoát ra được những vấn đề của bản thân. 10 kiểu người sau đây là ví dụ điển hình:
Thứ nhất, người nhút nhát. Họ dám nghĩ nhưng không dám làm, sợ thất bại, sợ đánh giá, sợ hàng tá các vấn đề có thể xảy ra khiến họ không dám làm gì dù đôi khi đã có ý tưởng để thực hiện nó. Thậm chí, họ còn không dám nghĩ.
Người luôn hướng đến sự tiêu cực. Những người này thường sẽ không có năng lượng để làm bất kỳ việc gì vì họ chỉ nghĩ đến mặt xấu, và sự tiêu cực đó thậm chí sẽ còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Thứ ba, người không ý thức được giá trị của thời gian. Bạn phải hiểu rằng thời gian là vàng bạn, nếu bạn không biết sắp xếp, quản lý và trân trọng thời gian, năm này qua năm khác gác lại những dự định của mình, hứa xong rồi bỏ đó để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa thì đừng bao giờ nghĩ đến thành công.
Tiếp theo, những người sợ khổ thì cũng không thể làm giàu được. Bởi để thành công là cả một quá trình gian nan, gặp nhiều vất vả, sóng gió, nếu bạn cứ động một chút khó khăn là bỏ cuộc thì bạn mãi mãi sẽ ở vạch xuất phát mà thôi.
Người bảo thủ, có suy nghĩ rất cổ hủ cứng nhắc, thường theo xu hướng bảo tồn hiện trạng, không thích thay đổi, luôn bảo vệ quan điểm của mình, gần như không tiếp nhận những ý kiến cũng như người thân của người khác thì rất khó có thể thành công. Bởi họ luôn cho mình là đúng và không chịu nghe lời khuyên của bất kỳ ai.
Thứ 6, người không có nhân phẩm – được xem là yếu tố cốt lõi của một con người thì dù có giỏi đến đâu thì cũng không gây dựng được sự nghiệp lâu bền.
Thứ 7, ý chí là thứ quan trọng để một người theo đuổi sự thành công. Vì thế, một người mà không có chí tiến thủ thì mãi mãi không thể đi lên hay phát triển được.
Đồng thời, những người nóng tính cũng sẽ gặp cảnh ngộ tương tự. Bởi họ có tính khí nóng nảy, không kiểm soát được bản thân mình sẽ dẫn tới những việc xảy ra ngoài ý muốn, nhất là vào những trường hợp quan trọng, nếu không kiểm soát được cảm xúc của bản thân thì sẽ gặp thất bại.
Thứ 9, người luôn đổ lỗi cho người khác, không nhìn ra vấn đề của bản thân thì sẽ không bao giờ nhận ra sai lầm để sửa đổi. Như thế, họ sẽ mãi sống trong sự sai lầm và không thể tìm ra hướng giải quyết.
Cuối cùng, người hay xem thường người khác cũng sẽ không bao giờ làm ra được những việc khiến người ta phải xem trọng.