Sau khi lấy nhau, vợ chồng anh t bắt đầu ra ở riêng từ năm 2007. Lúc đó, mức lương của anh chỉ khoảng 1,3 triệu đồng/tháng, của chị vợ khoảng 1,7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra chị vợ còn đi làm ngoài nên tổng thu nhập của cả hai vợ chồng được khoảng 7 triệu đồng/tháng.
Lúc đó, cả hai vợ chồng chỉ có 20 triệu đồng tiền tiết kiệm. Vì muốn mua nhà nên hai vợ chồng quyết định vay ngân hàng được 270 triệu trong thời gian 20 năm, mức lãi suất thời gian đầu là 17%/năm, đến năm thứ 2 thì tăng lên thành 22%/năm.
Cộng với số tiền tiết kiệm thì chỉ mới được 290 triệu đồng, trong khi tiền mua nhà là 430 triệu đồng. Cả hai vợ chồng anh T quyết định đến vay bà bác 125 triệu đồng (khoảng 10 cây vàng) với lãi suấ 1%/tháng và vay thêm ngoài 70 triệu đồng mới đủ.
Để tiết kiệm chi phí, cả hai vợ chồng đều sử dụng lại nội thất cũ trong nhà. Chỉ mua mới chiếc giường tầng cho 2 đứa con. Những đồ dùng còn thiếu thì tích góp mua lần.
>> Các ý tưởng để người trẻ biết quản lý tiền, trân trọng đồng tiền
Sau một năm, cả hai vợ chồng chuyển chỗ làm, thu nhập cũng tăng lên. Tính ra lúc đó cả tháng hai vợ chồng kiếm được khoảng 15 triệu đồng, được tính toán kĩ lưỡng cho từng khoản chi như trả nợ, tiền nhà, tiền ăn, tiền học của con,…
Để có thêm thu nhập, anh chồng đã nghỉ việc ở công ty để làm ngoài. Còn chị vợ thì được thăng chức nên thu nhập cũng ổn định. Đến cuối năm 2013, cả hai vợ chồng đã thanh toán được hết các khoản nợ.
Và lúc này anh chị quyết định chuyển mua căn nhà lớn hơn có 3 phòng ngủ ở Sài Gòn, có giá hơn 2 tỷ đồng. Số tiền có được từ bán căn nhà cũ khoảng 950 triệu đồng, cộng với 150 triệu đồng tiền tiếp kiệm và vay thêm ngân hàng 1 tỷ 160 triệu đồng, anh chị dùng để mua nhà mới.
Với kinh nghiệm tiết kiệm và quản lý tài chính như việc mua căn nhà trước đây, anh chị rất tự tin về việc mình có thể tiết kiệm để thanh toán hết các khoản nợ sớm nhất.