Cách vận hành cửa hàng sửa chữa điện thoại di động
Một câu chuyện diễn ra vào năm 2014, có một đôi vợ chồng nọ mở một cửa hàng sửa chữa đồng hồ tại quê nhà. Cửa hàng được đặt cạnh một trường tiểu học, dòng người qua lại trên con đường qua cửa hàng không nhiều lại nằm tại khu vực nông thôn.
Một sự thật được chứng minh rõ ràng rằng ngày nay rất ít người đeo đồng hồ, đồng hồ xịn thì rất khó bị hỏng, đồng hồ chất lượng kém thì khi bị hỏng người ta cũng không muốn sửa., thậm chí nếu sửa thì cũng không kiếm được mấy đồng.
Sau một vài tháng hoạt động, cửa hàng hoàn toàn không đáp ứng được mục đích kiếm tiền, chỉ có thể mở rộng phạm vị sửa chữa, chẳng hạn như sửa chìa khóa, máy nghe nhạc, máy ghi âm, giúp mở khóa mất chìa, vân vân. Tất cả các loại hình sửa chữa họ đều cố gắng phát triển nhưng chi phí cho mỗi loại quá cao.
Trong chưa đầy nửa năm, cửa hàng sửa chữa đồng hồ của họ đã phải tuyên bố đóng cửa, chịu lỗ 80 triệu đồng. So với thời đó 80 triệu đồng cũng không hẳn là số tiền nhiều, nhưng đối với người vợ đang mang thai, sức khỏe người chồng không tốt thì đây cũng không phải số tiền nhỏ đối với họ.
Lần mở cửa hàng này mang đến cho đôi vợ chồng họ một bài học: vội vàng không tính toán sẽ không có trái ngọt để ăn. Để mở một cửa hàng, bạn phải thực hiện một cuộc điều tra đầy đủ và chọn một dự án tốt.
>> Điện thoại đã cũ, lỗi mốt đừng bỏ đi, làm thế này có thể kiếm tiền nhiều
Ba tuyệt chiêu để thu hút khách hàng
Trong một lễ hội mùa xuân năm 2015, cuộc sống khó khăn và bươn chải đã khiến họ chán nản và đôi vợ chồng đã quyết định về quê của người chồng. Trong một cuộc trò chuyện với những người bạn cũ, người chồng đã nghe họ kể lại rằng trong làng đã có một người đàn ông mở một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động và việc kinh doanh cũng không tệ.
Người chồng nghe kể thì không nói năng gì nhưng sau đó trở về nhà suy nghĩ và để tâm đến điều này và ngay lập tức đi tìm người chủ cửa hàng sửa điện thoại kia mong muốn anh ấy dạy cách sửa chữa điện thoại di động. Thật không ngờ ông chủ quán sửa điện thoại liền đồng ý.
Vào một ngày mùa hè nắng chói chang năm 2015, tiệm sửa chữa điện thoại di động của người chồng đã được mở cửa. Bởi vì không có nhiều tiền vốn trong tay, người chồng chỉ có thể cố gắng tìm đến những cửa hàng có giá thuê thấp, lựa chọn cửa hàng chỉ tìm ở những nơi gần đó. Nhưng cũng cần phải xem xét dòng người qua lại khu vực mở cửa hàng.
Nếu vị trí của cửa hàng quá xa trung tâm thì khách hàng cũng không biết đến, nhất định cũng không thu hút được mọi người. May mắn thay, họ nhanh chóng tìm được một cửa hàng nhỏ trên đường phố. Mặt tiền của cửa hàng chỉ có tầm 8 đến 9 mét vuông, hai vợ chồng họ chỉ đơn giản vẽ tường và làm hai quầy, ngoài việc sửa chữa điện thoại di động, họ cũng bán phụ kiện, bộ sạc và pin điện thoại.
Đừng nói rằng việc kinh doanh trở nên tốt đẹp, người chồng còn nhận định rằng việc kinh doanh của anh ta sẽ bùng nổ và anh ta đã tiết lộ những bí mật kinh doanh của anh ta như sau:
Đầu tiên là lấy giá thấp, làm việc nghiêm túc. Người chồng thực chất là một người trung thực, mỗi khi có ai đó sửa chữa điện thoại di động, anh ta kiểm tra cẩn thận và chỉ ra rằng có gì đó không ổn với điện thoại di động, không giống một số cửa hàng sửa chữa điện thoại khác, khách hàng mang điện thoại đến câu đầu tiên đã nói rằng điện thoại có vấn đề cần phải sửa chữa gấp nếu không sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Không cần biết chiếc điện thoại đó có hỏng thật hay không.
Trong việc báo giá cho khách hàng, người chồng cũng không nỡ lòng báo giá cao cho khách hàng, trừ khi chi phí vật liệu cộng thêm một chút chi phí vận chuyển và một chút lợi nhuận. Chính vì điều này mà người thân và bạn bè của người chồng thường thở dài và nói rằng anh ta là người không biết kiếm lợi nhuận.
Thứ hai, làm gì cũng phải kiên nhẫn. Sửa chữa điện thoại di động là một công việc tinh tế, một số bộ phận được thiết lập riêng, một số bộ phận được kết nối. Nếu người sửa chữa vội vàng, việc sửa chữa một bộ phận có thể vô tình làm hỏng một phần khác.
Một trong những lý do mà người chồng thành công cũng là bởi anh ta là người rất kiên nhẫn, một phụ kiện điện thoại di động rất nhỏ, anh ấy có thể ngồi đó hàng giờ để giúp khách hàng thay đổi cẩn thận, kết nối, hàn và vân vân. Vì vậy, những chiếc điện thoại anh ta sửa hiếm khi khiến khách hàng không hài lòng.
Tiếp đó là sự linh hoạt trong kinh doanh. Câu nói này là để nói về người chồng. Bởi vì người vợ là người cứng đầu, linh hoạt, nhanh nhẹn và hoạt bát, là người mà hoàn cảnh nào cũng thích ứng được. Cửa hàng phải tồn tại mới có thể phục vụ khách hàng.
Đối với một số điện thoại dường như đã cũ, người vợ thường bán với giá thấp, cô ấy cảm thấy rằng một chiếc điện thoại di động bị hỏng nếu giá sửa chữa với giá quá cao thì những người khách hàng chắc chắn sẽ không sửa chữa nó nữa.
Quan điểm của người chồng lại khác, anh ta nghĩ rằng miễn là người khác có ý định sửa chữa có nghĩa là chiếc điện thoại đó vẫn có giá trị nhất định. Chỉ cần sửa được nó thì điện thoại lại trở thành thứ đáng giá. Dù thế nào cũng phải đảm bảo rằng chúng ta đều có lợi nhuận mới sửa chữa.