Kinh nghiệm mở quán ăn để cạnh tranh tốt trên thị trường

Theo thống kê, 80% doanh nhân trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống đã từng có kinh nghiệm dừng hoặc đóng cửa việc kinh doanh của mình, nguyên nhân đặc biệt chủ yếu là suy nghĩ quá đơn giản, tất cả mọi thứ là quá đương nhiên.

Có một người bạn cô ấy là người đứng đầu của một công ty tài chính, thu nhập của cô ấy ổn định và cao. Đột nhiên, có một người bạn tốt mời cô ấy cùng mở một nhà hàng trong một trường đại học, nói rằng không cần cô ấy quản lý chỉ cần đợi chờ cổ tức là được.

Khi nghe được điều đó cô ấy cảm thấy rằng bản thân mình rất có lợi cho mình, cô lập tức đồng ý nghĩ rằng nếu việc kinh doanh tốt cô ấy có thể bỏ công việc hiện tại của mình. Nhưng khi hỏi cô ấy, món ăn mà nhà hàng quản lý là gì? Gía cả bao nhiêu? Đối thủ cạnh tranh là gì? Trừ đi tiền thuê nhà, tuê nhân viên, chi phí nguyên liệu thì thu nhập dự tính là bao nhiêu? Vốn lưu động dự trữ là bao nhiêu?

Một loạt các câu hỏi đưa ra, cô ấy chết lặng đi vì cái gì cũng không rõ. Bạn của cô ấy cũng ngây thơ không kém, kết quả là cả hai người phải lập lại kế hoạch, lên một số trang web để tìm cửa hàng, luẩn quẩn trong một thời gian khá dài.

Cuối cùng, khi cửa hàng được mở ra đến kỳ nghỉ mùa đông và màu hè tự nhiên không có kinh doanh, thường phải cạnh tranh với nhà ăn của trường và kiếm được rất ít tiền.

>> Các bước đầu tư kinh doanh mở quán ăn hiệu quả

Đối với việc kinh doanh thực phẩm và đồ uống, rốt cuộc nên làm thế nào? Dưới đây có 7 điểm chính, tôi hy vọng có thể giúp mọi người, tránh việc đi đường vòng và cạnh tranh tốt trên thị trường.

1, Xác định khách hàng mục tiêu

Trước hết, bạn cần xác nhận nhà hàng của bạn thuộc nhà hàng cấp nào, cấp cao hay cấp thấp? Khách hàng mục tiêu tập trung vào những kiểu người nào? Phạm vi độ tuổi khách hàng là bao nhiêu?

Chẳng hạn, nhà hàng Michelin được định vị theo 5 cấp độ: 5 cái dĩa: phong cách truyền thống sang trọng, 4 cái dĩa: hưởng thụ tiện nghi cao cấp, 3 cái dĩa: cực kỳ thoải mái, 2 cái dĩa: thoải mái, 1 cái dĩa: những điều thoải mái cơ bản trong nhà hàng cao cấp. Đây là xếp hạng của Michelin để giúp mọi người đánh giá được mức độ định vị. Chúng ta là những ông chủ, tự nhiên sẽ có những bản chất dựa vào chính mình.

Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu, cần nghiên cứu mục tiêu mà khách hàng đến nhà hàng, sau đó chúng ta đưa ra một kế hoạch cụ thể cho nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, cần điều tra thị hiếu và thói quan của nhóm khách hàng mục tiêu, bởi vì đây cũng là yếu tố tham khảo quan trọng trong quá trình xác định tiêu chuẩn sản phẩm trong nhà hàng bạn.

Chẳng hạn, một số cửa hàng trực tuyến về thức uống màu sắc, phần lớn đều là những người trẻ tuổi mua, mục đích chính là để chụp ảnh rồi đăng lên mạng xã hội, người mua sản phẩm với mục đích uống nó thực sự không nhiều. Cho nên, đối với nhóm khách hàng này bạn nên chú trọng vào khâu đóng gói, trang trí, vân vân.

Đối với làm ngành dịch vụ mà nói, khách hàng có vị trí đầu tiên, bạn định vị nhóm khách hàng là gì thì dịch vụ, khẩu vị, chất lượng, trang trí, vân vân buộc phải phù hợp với nhóm khách hàng đó. Ngay cả khi bạn là người tiêu dùng, bạn cũng sẽ có những trải nghiệm của cá nhân bạn.

2, Dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu để chọn địa điểm

Khi nhóm khách hàng mục tiêu của bạn được xác định, chúng ta sẽ dùng hết sức để nghiên cứu nhóm khách hàng này, chúng ta lựa chọn địa điểm cũng phải nhắm mục tiêu vào nhóm khách hàng này. Vì vậy, nên khảo sát thói quen của nhóm mục tiêu khách hàng nơi mà họ sống hoặc địa điểm tập trung sau đó quyết định phương hướng nơi bạn chọn mặt tiền cửa nhà hàng.

Tất nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố trong việc lựa chọn địa điểm thế nhưng đây cũng là một tiền đề lớn để lựa chọn một vị trí dựa trên khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn, nếu là nhóm nhân viên văn phòng, vậy thì phải lựa chọn một toàn nhà văn phòng; nếu nó là gia đình, vậy thì bạn phải lựa chọn một khu dân cư. Phương pháp này có hiệu quả là thu hẹp phạm vi lựa chọn địa điểm.

Ngoài ra còn có một tình huống đó chính là nhà hàng của bạn đã được xác nhận rồi, hoặc là gia đình bạn đã có một nhà hàng trước đó. Vậy thì khuyến nghị bạn nên nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu hiện tại của nhà hàng. Trong mọi trường hợp, đừng để việc lựa chọn địa điểm mâu thuẫn với nhóm khách hàng mục tiêu.

3, Dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu để xác định các món ăn

Sau khi xác định được hai đặc điểm chính phía trên chính là lúc cần phải xác định các món ăn. Sau đó tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ và thói quen của người tiêu dùng để xác định kế hoạch chung hương vị, chất lượng, hỗn hợp và bộ đồ ăn của các món ăn trong nhà hàng.

4, Nhóm khách hàng nào đặt loại giá cho khách hàng đó

Theo mức độ tiêu thụ của khách hàng, mức tiêu thụ bình quân đầu người của khách hàng càng cao thì hương vị, chất lượng dịch vụ và môi trường ăn uống càng tốt. Có một số nhà hàng tầm trung, một số nhà hàng giải trí cho khách hàng hoặc nói về nhà hàng nơi khách hàng sẽ lựa chọn giá để tiêu dùng.

Nếu bạn chỉ cần một bữa ăn đơn giản thì có thể đến các cửa hàng vỉa hè là đã cảm thấy hài lòng tồi. Đi ăn quán ăn lề đường không thể có mức giá như một khách sạn năm sao được.

5, Việc trang trí cần phù hợp với tiêu chí của người tiêu dùng

Sau khi đã xác định nhóm khách hàng mục tiêu, các món ăn, bước tiếp theo là xem xét cách trang trí phù hợp với phong cách của nhóm khách hàng mục tiêu, và phải là kiểu mà nhóm khách hàng mục tiêu ưa thích. Đồng thời, cho khách hàng thấy được cách trang trí của bạn, mức độ tiêu thụ của nhà hàng bạn.

Đừng lo sợ khi bên trong và bên ngoài khác nhau. Chẳng hạn, cửa hàng của bạn nhìn từ bên ngoài trang trí trông rất cao cấp, tiêu thụ là tiêu thụ cấp cao, vì vậy thu hút khách hàng cũng chính là khách hàng tiêu dùng cao cấp. Tuy nhiên, việc khách hàng vào nhà hàng tiêu thụ thực sự ở mức tiêu thụ thấp hơn tiêu chuẩn, nhu cầu của khách hàng không được đáp ứng.

Đây là điển hình của bên trong và bên ngoài, khả năng khách hàng sẽ vào nhà hàng bạn lần thứ hai là rất lớn, bản thân bạn cũng có thể tưởng tượng ra điều này.

Vậy thì chúng ta nên thảo luận xem loại trang trí như thế nào sẽ thu hút khách hàng?

Đừng trang trí cửa hàng quá cầu kỳ hay quá phô trương khiến khách hàng sợ hãi bỏ chạy. Phong cách trang trí cũng phải phù hợp với sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Chẳng hạn, người trẻ tuổi chú trọng đến những trang trí đơn giản và thời thượng, trẻ e thích chơi ở những công viên giải trí, vân vân.

Trang trí cũng phải theo kích thước,lối ra lối vào và cấu trúc của cửa hàng để thiết kế và sử dụng một cách hợp lý. Khi trang trí, nếu bạn không mô tả được hết ý tưởng trang trí của mình thì hãy thu thập thêm hình ảnh hoặc bàn luận với công ty trang trí để trang trí một cách phù hợp.

6, Tuyển dụng nhân viên và đào tạo dịch vụ

Việc lựa chọn nhân viên phục vụ cũng rất quan trọng, bạn muốn kiểu nhân viên như thế nào? Bạn hi vọng khách hàng nhận được dịch vụ như thế nào? Bây giờ có thể phác thảo ý tưởng về hồ sơ nhân viên trước, sau đó tuyển dụng theo tiêu chuẩn mà bạn đã tưởng tượng ra.

Ngoài ra, cũng phải xem xét kiểu nhân viên nào có thể thích ứng với khách hàng của bạn, chẳng hạn nếu như nhiều trẻ em thì phải chọn những người yêu thích trẻ em, vậy thì những người có trẻ em là nhóm khách hàng mục tiêu đầu tiên. Nếu tuyển dụng như vậy thì giai đoạn đào tạo sau này có thể tránh được rất nhiều rắc rối.

7, Phương thức hoạt động, xem xét cụ thể chi tiết

Phương thức hoạt động là gì? Chính là quy trình phục vụ khách hàng từ lúc khách hàng bước vào cửa hàng đến lúc khách hàng đi ra khỏi cửa hàng. Xem xét cách khách hàng bước vào cửa hàng, xem cách sắp xếp chỗ ngồi, xem cách chọn món ăn, xem phương thức thanh toán, vân vân. Lịch làm việc của nhân viên, thời gian hoạt động, các loại thiết bị đều cần phải xem xét từng cái một.

Cá nhân đặt địa vị vào khách hàng đề suy nghĩ là cách tốt nhất để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Hãy tưởng tượng mình là khách hàng của cửa hàng mình, tiếp nhận dịch vụ của cửa hàng mình xem có thấy hài lòng hay không. Phương thức hoạt động cũng chính là cách bạn phục vụ khách hàng trực tiếp.

Liệt kê một ví dụ cụ thể

Chẳng hạn, bạn muốn làm một nhà hàng chuyên phục vụ người cao tuổi đã về hưu, vậy thì bạn phải lập kế hoạch trước như thế nào?

Lớp khách hàng mục tiêu: người cao tuổi về hưu.

Mục đích đến cửa hàng: trò chuyện, ăn uống, giải trí trong thời gian rảnh rỗi.

Kinh nghiệm ăn uống bên ngoài: phong phú.

Hương vị: thanh đạm, tránh quá ngọt.

Địa điểm: gần khu dân cư cũ, gần công viên.

Sản phẩm: ít muối, thức ăn mềm, sản phẩm đậu nành, các món chay và hương vị thanh đạm.

Gía cả: 50.000-150.000 VND/người.

Cửa hàng: đơn giản, gọn gàng, thoải mái và thuận tiện.

Nhân viên: 30-40 tuổi, trên có cha mẹ, dưới có phụ nữ có con.

Phương thức hoạt động: Giờ làm việc là từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ăn uống.

Trả lời