Trên thương trường kinh tế, mặc dù không có tiếng súng nhưng cạnh tranh vẫn diễn ra khốc liệt từng giây, từng phút. Mọi người đều cố gắng tính toán, suy nghĩ và tìm cách để có thể hạ gục đối thủ, giải quyết những vấn đề cốt yếu, thu hút khách hàng, thu lại lợi nhuận nhiều nhất để thành công.
Vậy làm sao để thành công? Làm sao để cạnh tranh hay làm thế nào để giải quyết những vấn đề hiện thực đang xảy ra với công ty của mình? Trong kinh doanh thì cần có những mưu lược gì để hạ gục đối thủ? Trong bài viết này, Bytuong.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu về một số mưu lược hữu ích trong kinh doanh.
1, Để thành công, phải nắm lấy thời cơ và tận dụng khoảng trống trong kinh doanh
Thời cơ là gì? Thời cơ là cơ hội, là một dịp may mắn để bạn hay doanh nghiệp nắm bắt cơ hội nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh lớn nhất và đạt được mục tiêu đề ra. Nếu nắm bắt và tận dụng tốt thời cơ, bạn có thể thành công trong việc mở rộng kinh doanh, hợp tác phát triển với đối tác. Và việc nhìn thấy được thời cơ và nắm bắt nó đòi hỏi người lãnh tạo phải có tầm nhìn và quyết đoán.
Ví dụ như để phát triển dự án kinh doanh của mình, bạn cần tìm một đối tác mạnh có nhiều tiềm lực để giúp đỡ mình. Bạn nhận thấy Công ty A đang rất có hứng thú với dự án kinh doanh của mình, tận dụng cơ hội ấy, bạn sẽ làm mọi thứ bằng bất cứ giá nào để thu hút sự chú ý từ công ty A. Bạn có thể nhiệt tình tiếp đón họ tại một nhà hàng sang trọng, thể hiện cho họ thấy sự rộng rãi và hiếu khách của bạn. Ngỏ ý về dự án của mình và vẽ ra một tương lai tốt đẹp của dự án sẽ mang lại những lợi ích lớn như thế nào.
2, Thương trường như chiến trường: với những đối thủ mạnh, không cạnh tranh trực tiếp, mà tìm những điểm yếu từ hai bên để đánh vào
Kinh doanh, không tránh khỏi việc cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ. Có thể đó là đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp, đối thủ sản phẩm thay thế hay đối thủ tiềm năng. Với đối thủ nào bạn cũng cần bình tĩnh, kiên nhân để xem xét và giải quyết, đánh bại đối thủ.
Có những đối thủ mạnh cạnh tranh trực tiếp, xét về tiềm lực kinh tế, nguồn nhân lực hay lợi thế về sản phẩm bạn cũng không thể cạnh tranh lại được. Vì vậy, trong trường hợp này, không đánh trực tiếp mà bạn sẽ dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về đối thủ để bắt được những điểm yếu, nhược điểm mà đối thủ vô tình lộ ra. Từ đó, nhân lúc đối thủ không để ý, lên những kế hoạch để đánh vào điểm yếu đó, khiến đối thủ không trở tay kịp và trở nên yếu dần đi.
Nếu một lúc bạn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ một lúc thì không nên vội vã trong việc cố gắng hạ gục tất cả đối thủ càng nhanh càng tốt. Hãy cứ từ từ, đánh từng đối thủ một để đảm bảo an toàn và trong quá trình đó tìm hiểu những sơ hở, điểm yếu của những đối thủ còn lại.
3, Nếu không đủ tiềm lực, hãy mượn sức của người khác để thành công
Bạn muốn kinh doanh, muốn cạnh tranh nhưng tiềm lực về vốn, con người, và cơ sở vật chất không đủ. Đừng ngại, hãy thử mượn những người xung quanh để bắt đầu.
Cứ mượn nếu bạn thiếu, và sau này thành công bạn sẽ trả lại. Trong kinh doanh, khi bạn gặp khó khăn, hãy nghĩ đến những đối tác thân thiết và sử dụng mối quan hệ đó để nhờ họ giúp đỡ bạn vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Thiếu tiền, mượn tiền; thiếu nhân lực, mượn nhân lực…. Hãy tận dụng mối quan hệ và mượn sức người khác để giúp mình thành công. Điều đó không có gì đáng ngại và xấu hổ. Để thành công, bạn có thể làm được.
>> Lập nghiệp học Lưu Bị, quản nghiệp học Tào Tháo, giữ nghiệp học Tôn Quyền
4, Dựa vào truyền thông để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến nhiều người hơn
Truyền thông là một trong những kênh giúp tuyên tuyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt nhất.
Bạn cần tạo mối quan hệ tốt với các bên truyền thông, báo chí để có thể nhờ họ trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Truyền thông giúp sản phẩm được tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu, quảng bá rộng rãi…. Đừng ngại chi tiền để đầu tư vào khâu truyền thông. Vì sức mạnh truyền thông là sức mạnh lớn nhất và mang lại nhiều hiệu quả nhiều nhất. Đồng thời, luôn biết cách tận dụng điểm mạnh của truyền thông để mang lại lợi ích cho mình, thì cũng hạn chế tránh những điều xấu có thể lan truyền bằng truyền thông. Nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty bạn.
5, Hãy quan sát, tinh ý nhận biết các đoạn thị trường không có ai, hoặc ít người hướng tới
Trong một thị trường lớn, sẽ luôn luôn có những đoạn thị trường nhỏ có ít người để ý đến. Vì ở những đoạn thị trường này, nhu cầu khách hàng có nhưng cung lại không có hoặc ít nên nguồn lợi nhuận thu về là nhiều. Hãy tận dụng khoảng trống thị trường đó, kinh doanh các sản phẩm mà khách hàng cần để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, và chiếm lĩnh đoạn thị trường đó.
Vì là đoạn thị trường nhỏ, nên nếu sau một thời gian nhu cầu khách hàng bão hòa hoặc yếu đi, bạn có thể rút ra và tìm kiếm một đoạn thị trường tiềm năng khác.
6, Trong kinh doanh có dùng được: Mỹ nhân kế
Thời chiến, các quân sư luôn hiến kế cho nhà vua sử dụng mỹ nhân kế để giải quyết những vấn đề rủi ro, hoặc dựa vào mỹ nhân để lên kế sách đánh bại kẻ thù. Thì trong thời bình, trên thương trường, chúng ta cũng có thể sử dụng mỹ nhân kế để giảm thiểu rủi ro, thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ.
Mỹ nhân kế ở đây chính là việc chúng ta đầu từ vào mặt hình ảnh của sản phẩm. Bạn có thể đầu tư một khoản chi phí để thiết kế, tạo hình ảnh riêng biệt, độc đáo cho sản phẩm của mình. Hay thiết kế bao bì độc đáo, bắt mắt để thu hút khách hàng. Ngoài ra, có thể tận dụng những hình ảnh đẹp từ những người mẫu ảnh để thu hút khách hàng đến với sản phẩm của bạn.
7, Luôn lấy tinh thần tập thể là số một trong công việc, có những chính sách để lôi kéo và giữ chân nhân viên. Tạo động lực để nhân viên gắn bó trung thành với công ty hơn
Sức mạnh tập thể là sức mạnh mạnh nhất. Trong kinh doanh, cần chú trọng đến tính tập thể để mang lại sự phối hợp và hiệu quả công việc cao nhất. Người lãnh đạo cần lắng nghe những ý kiến đóng góp và nguyện vọng từ nhân viên để có thể đánh giá và đề ra những phướng án mang lại lợi ích tốt nhất cho tập thể. Vì nhân viên là những người nắm bắt tình hình thực tế, tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất nên họ sẽ có những cách nhìn nhận vấn đề gần với thực tế nhất.
Một nhà lãnh đạo giỏi là một người khiến cho nhân viên của mình yêu quý và muốn ở lại cống hiến cho công ty, cho lãnh đạo. Hãy luôn luôn tạo động lực cho nhân viên của mình bằng cách động viên, khuyến khích và quan tâm, thăm hỏi. Nên rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên bằng việc tổ chức các buổi dã ngoại, team building để hai bên có thể hiểu nhau hơn.
Sự thành công của công ty gắn liền với sức mạnh tập thể. Nhân viên cũng là một yếu tố then chốt để làm nên sự thành công ấy.
Trên đây là những gợi ý về mưu lược trong kinh doanh. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy cùng chia sẻ đến mọi người. Bạn cũng có thể tìm kiến thức kinh doanh với sản phẩm hoặc ý tưởng cụ thể trong ô tìm kiếm trên Bytuong.