Làm thế nào để điều hành một cửa hàng đồ chơi trẻ em kiếm tiền? Thị trường đồ chơi trong tương lai sẽ ra sao? Đây là câu hỏi đặt ra cho những ai có ý định kinh doanh đồ chơi trẻ em.
Hiện nay, mức độ tiêu dùng đồ chơi trẻ em đang ngày một tăng lên, chiếm một khoảng lớn trong chi tiêu mỗi gia đình. Nhận thấy cơ hội phát triển ở thị trường này, tôi đã bắt đầu kinh doanh đồ chơi trẻ em.
Mở một cửa hàng đồ chơi đã trở thành một lựa chọn tốt cho nhiều doanh nhân trong đó có tôi, nhưng tôi và tất cả mọi người dường như có chung một điều quan tâm đó là cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng? Làm thế nào để mở một cửa hàng? Tôi đã thành công vậy điểm nhấn thành công của tôi là gì?
Dưới đây là những kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với những ai có ý định kinh doanh ngành đồ chơi trẻ em. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ cung cấp cho các bạn một số trợ giúp và mẹo khi khởi động kinh doanh.
>> Mách bạn Kế hoạch Kinh doanh Online đồ chơi ô tô cho trẻ em
1, Đầu tư vốn
Các chi phí chính để mở cửa hàng đồ chơi bao gồm: tiền thuê cửa hàng, chi phí trang trí, chi phí mua hàng, các loại thuế, tiền lương nhân viên, chi phí điện nước, chi phí liên lạc, chi phí khuyến mãi, chi phí tiếp thị, vân vân. Trong đó quan trọng nhất là chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang trí và chi phí mua hàng, đều có liên quan đến quy mô cửa hàng.
Nói chung, cửa hàng đồ chơi trẻ em có thể được chia thành ba loại theo kích thước của mặt tiền cửa hàng:
Cửa hàng đồ chơi quy mô nhỏ hay còn gọi là cửa hàng mini khoảng 15 đến 30 mét vuông.
Cửa hàng đồ chơi thông thường hay còn gọi là cửa hàng tiêu chuẩn khoảng 30 đến 60 mét vuông.
Cửa hàng đồ chơi quy mô lớn hay còn gọi là siêu thị đồ chơi trẻ em khoảng trên 60 mét vuông.
Theo kinh nghiệm của tôi, tiền thuê cửa hàng là một trong những chi phí chính để mở cửa hàng đồ chơi trẻ em. Nói chung, tiền thuê hàng năm của một cửa hàng rộng 30 mét vuông ở một thành phố trực thuộc tỉnh vào khoảng 60 triệu. Tùy theo diện tích mà giá tiền thuê cửa hàng sẽ tăng theo.
Chi phí mở cửa hàng đồ chơi chủ yếu là thiết kế tủ trưng bày, vật liệu sử dụng và trang trí tổng thể. Nói chung, một cửa hàng 30 mét vuông cần phải có một tủ trưng bày phù hợp trị giá khoảng 20 đến 30 triệu. Nếu chọn kệ chi phí có thể giảm xuống còn khoảng một nửa. Cửa hàng đồ chơi rộng 30 mét vuông và chi phí trang trí như trên về cơ bản là đủ để đáp ứng nhu cầu.
Trong những ngày lễ đặc biệt là Tết thiếu nhi 1/6, Lễ Quốc Khánh hay Tết Nguyên Đán, tôi tổ chức các chương trình khuyến mãi để tăng doanh số, tốc độ bán hàng trở nên nhanh chóng và có hiệu quả hơn.
2, Hình thức kinh doanh
Thông thường, có ba hình thức kinh doanh đồ chơi trẻ em bao gồm: nhập hàng từ các chợ bán buôn đồ chơi tại địa phương, nhượng quyền thương hiệu từ trụ sở chính của những cửa hàng đồ chơi có thương hiệu, đến các nhà máy sản xuất hoặc trung tâm phân phối đồ chơi để nhập hàng.
Bất kể là hình thức kinh doanh nào chủ cửa hàng cũng cần phải làm quen với thị trường trong một khoảng thời gian nhất định để nhập một sản phẩm có giá tốt, thúc đẩy việc bán hàng được trở nên tốt hơn.
Chủ cửa hàng có thể tăng tốc sự hiểu biết của họ về ngành công nghiệp đồ chơi thông qua việc học tập và phân tích phân tích. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ mạng, chủ cửa hàng có thể thu thập thông tin đồ chơi và tập trung vào các sản phẩm mới trên mạng, giúp hiểu rõ hơn về xu hướng phát triển của thị trường đồ chơi.
3, Địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là lựa chọn quan trọng vì ảnh hưởng tới thành bại cũng như mọi quyết định của cửa hàng. Chủ cửa hàng cần phải xác định rõ các tiêu chí sau khi lựa chọn: thành phần cư dân, thu nhập và mức sống.
Điều này giúp chủ cửa hàng có thể lựa chọn phân khúc hàng bình dân hoặc cao cấp. Nếu có hướng cụ thể mới tìm nguồn hàng để từ đó tính chi phí đầu tư ban đầu, chi phí cần thiết mỗi tháng và giá bán. Đồ chơi trẻ em cũng có nhiều loại, nhiều cấp bậc khác nhau, tùy theo thị hiếu tiêu dùng ở khu kinh doanh.
Ví dụ nơi mở cửa hàng là khu dân trí và thu nhập cao thì mặt hàng kinh doanh phải đẹp, chất lượng. Còn khu mở cửa hàng mà chủ yếu là người có thu nhập bình dân thì phân khúc sản phẩm chất lượng và giá cả chỉ tương đối.
4, Tuyển dụng nhân viên
Nhân viên được lựa chọn sẽ là người trực tiếp bán hàng vì vậy họ cần phải hiểu sở thích và biết lựa chọn hàng hóa phù hợp đối với lứa tuổi của trẻ em đến mua hàng. Ngoài ra, nhân viên bán hàng phải là người cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm tốt bởi vì các sản phẩm dành cho trẻ thường rất dễ hư hỏng hay vỡ.
Bên cạnh đó, nhân viên phải có những phẩm chất mà bất kỳ người bán hàng nào cũng cần như giao tiếp tốt, nhẹ nhàng, cởi mở đặc biệt là những nhân viên yêu thích trẻ em. Nhân viên như vậy mới có thể góp phần giúp cửa hàng kinh doanh ngày một tốt hơn và bán được nhiều hàng hơn.
5, Những hạng mục cần chú ý
Hàng hóa trưng bày của cửa hàng không nên đặt ở vị trí quá cao: Để tạo điều kiện cho trẻ em xem hàng hóa, tăng sự lựa chọn, chiều cao của hàng hóa phải phù hợp với chiều cao của trẻ em, không nên trưng bài theo chiều cao của người lớn. Để giải quyết vấn đề này, chủ cửa hàng nên giảm chiều cao của giá trưng bày, đặt thảm, ván gỗ và những thứ tương tự ở mặt đất để trưng bày hàng hóa.
Không khí trong cửa hàng quá yên tĩnh: Nhiều cửa hàng đồ chơi trẻ em, như ô tô, máy bay, robot, búp bê, vân vân đều là điện tử. Sau khi bật công tắc, sẽ có âm thanh, chuyển động và ánh sáng rất hấp dẫn trẻ em.
Khi nhân viên bán hàng không quá bận rộn với khách hàng thì họ có thể chơi những đồ chơi trong cửa hàng để kích thích ham muốn mua của trẻ em. Hàng hóa trong cửa hàng cũng cần được sắp xếp phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sở thích của trẻ em.
Do địa chỉ và khu vực kinh doanh của cửa hàng đồ chơi trẻ em khác nhau, nên khách hàng đến cửa hàng cũng sẽ khác nhau. Cửa hàng cần nắm bắt chính xác tình hình thực tế của khách hàng và quy tắc bán hàng thực tế của hàng hóa qua một thời gian hoạt động sau đó mới hình thành cơ sở hợp lý về kế hoạch hàng hóa bao gồm loại hàng hóa nào, giá cả hàng hóa ra sao.
Chẳng hạn, một cửa hàng xung quanh trường học sẽ thu hút một số lượng lớn trẻ em đi vào một cửa hàng một mình nhưng chúng có thể không có nhiều tiền mặt trên người, vì vậy không thể đảm bảo được chúng sẽ tiêu thụ đồ chơi đắt tiền. Do vậy, nếu bán hàng hóa trị giá vài trăm đến vài triệu thì rất khó để bán.
Cũng như vậy, nếu cửa hàng đặt ở gần công viên giải trí khả năng lớn là trẻ em sẽ được cha mẹ dẫn đi, mặc dù họ có thể tiêu thụ hàng hóa giá cao hơn, nhưng vì mục đích chính của họ là đi đến công viên giải trí chứ không phải đi mua sắm nên địa điểm ở đó cũng không thuận tiện để tiêu dùng bởi hàng hóa rất khó để mang theo.
Trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh đồ chơi trẻ em của tôi. Có được thành công như ngày hôm nay bởi tôi đã thực hiện những yếu tố trên một cách tốt nhất. Thành công không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố mà đó sự kết hợp giữa các yếu tố tạo nên sự thành công.