Trong kinh doanh, chúng ta cần thực hiện tốt quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng và phát triển. Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng chia sẻ về 20 Kỹ năng Đàm phán trong kinh doanh. Mời các bạn cùng đón đọc.
1, Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh – Tìm ra điểm tương đồng
Đầu tiên, bạn cần tìm ra điểm tương đồng giữa mình và đối tác để bắt đầu câu chuyện. Không nên vào thẳng nội dung đàm phán mà nên bắt đầu với những câu chuyện cá nhân để tạo không khí gần gũi và thân thiện. Muốn vậy chúng ta phải bắt đầu với những điểm tương đồng của cả hai để nói chuyện. Đó có thể là quê quán, tuổi tác, sở thích, ngành học,…
2, Nghệ thuật đàm phán – Sử dụng uy tín cá nhân
Một kỹ năng đàm phán nữa mà bạn nên nhớ để khai thác đó là sử dụng uy tín cá nhân. Tâm lý của chúng ta thường sẽ tin tưởng vào lời nói của những người thành công, có thương hiệu cá nhân riêng. Nên trong quá trình đàm phán, bạn hãy tinh ý đưa vào những câu nói dẫn của những người nổi tiếng trong giới kinh doanh để tăng thêm sức thuyết phục
3, Tập trung nói đến cái họ sẽ nhận được
Đối tác hay khách hàng họ đều muốn nhận được nhiều lợi ích, kể cả chúng ta cũng vậy. Trong quá trình đàm phán thuyết phục, để khiến đối tác đồng ý chúng ta nên tập trung nói đến những cái họ sẽ nhận được nếu hợp tác với chúng ta. Hãy sử dụng từ ngữ để thể hiện những lợi ích đó thật to lớn, khiến đối tác cảm thấy họ được lời khi hợp tác với chúng ta, từ đó ký kết hợp đồng.
4, Đàm phán hiệu quả – Lựa chọn thời gian thuyết phục, đàm phán
Để đàm phán hiệu quả, bạn phải chú ý đến việc chọn thời gian để bắt đầu buổi gặp gỡ, đàm phán. Sẽ có những lúc đối tác cảm thấy mệt mỏi, stress hoặc tâm lý khó chịu, nếu bạn gặp và đàm phán vào những lúc này thì chắc chắn sẽ không hiệu quả. Do vậy, bạn cần sử dụng mối quan hệ của mình để tìm hiểu xem thời gian này đối tác đang như thế nào, thời gian nào họ rảnh và phù hơp để đưa ra lời đề nghị gặp mặt….
5, Chú ý, cử chỉ, thái độ và động tác trong đàm phán
Cử chỉ, thái độ và động tác trong quá trình đàm phán giúp chúng ta biểu đạt những gì mình muốn nói tốt hơn. Đồng thời, thái độ niềm nở, nói chuyện hài hước khiến cho buổi đàm phán giảm bớt áp lực, mọi người cảm thấy thoải mái và dễ nói chuyện hơn. Đối tác cũng sẽ quan sát những cử chỉ nhỏ, thái độ và lời nói của bạn để đánh giá và xem xét có nên hợp tác hay không. Cho nên bạn phải chú ý những yếu tố này trong buổi đàm phán.
6, Luôn lắng nghe đối tác nói gì
Đi đàm phán là cả hai cùng nêu ra những điều mình mong muốn, những lợi ích hai bên muốn đạt được. Bên nào cũng sẽ có những quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề của mình. Bạn không thể chỉ nói cả buổi vì nó sẽ khiến đối tác cảm thấy khó chịu, không được tôn trọng. Hãy dành thời gian lắng nghe đối tác nói nhiều hơn, để phân tích xem họ muốn gì và cần làm gì để đáp ứng nhu cầu đó, thuyết phục họ ký kết hợp đồng.
7, Sử dụng từ ngữ khéo léo, linh hoạt
Người làm kinh doanh họ rất nhạy cảm về việc sử dụng từ ngữ. Nên trong quá trình giao tiếp bạn phải sử dụng từ ngữ khéo léo để diễn đạt hết ý muốn của mình nhưng không thiếu tế nhị và thể hiện được tính tập thể. Ví dụ như thay vì dùng đại từ xưng hô là : “ tôi”, bạn nên sử dụng từ “chúng tôi” để thay thế.
8, Trong buổi nói chuyện đàm phán, phải có khoảng thời gian kết luận lại những gì đã trao đổi
Buổi đàm phán sẽ có rất nhiều mục, nội dung cần thương lượng và đưa ra kết luận. Cho nên, tránh để quên và thay đổi quyết định lúc cuối cùng, bạn nên có khoảng thời gian để kết luận lại những gì vừa trao đổi.
9, Chuẩn bị kế hoạch đàm phán cụ thể
Trước buổi đàm phán, phải chuẩn bị bản kế hoạch gồm những nội dung gì cần đàm phán, nên bắt đầu tư đâu, ai sẽ là người đảm nhận những nội dung nào, quá trình triển khai cuộc đàm phán,… Sau khi xét duyệt và kiểm tra kỹ lưỡng thì mới sử dụng bản kế hoạch này để đi gặp đối tác.
10, Không nên để mình ở thế bị động
Đừng để mình bị rơi vào thế bị động trong quá trình đàm phán, vì như vậy đối thủ sẽ được đà để chèn ép và ra các điều kiện bất lợi cho bên mình. Thoát khỏi thế bị động bằng cách chủ động lên tiếng, đề cập đến những nội dung muốn thỏa thuận và những điều kiện không phù hợp của đối tác…..
>> Kỹ năng bán hàng: Cách đàm phán Win-Win 2 bên cùng thắng
11, Chuẩn bị trước các phương án giới hạn ký kết hợp đồng
Sẽ có những lúc chúng ta cần thay đổi yêu cầu, lợi ích muốn đạt được để buổi đàm phán thành công. Những lúc thế này, bạn cần họp trước với Sếp để đưa ra các phương án dự phòng giới hạn ký kết hợp đồng để tiếp tục thương lượng với đối tác. Hoặc, sau khi lắng nghe yêu cầu của đối tác, sẽ ghi nhận và hẹn lần sau gặp mặt sau khi đã báo cáo và xin chỉ thị từ cấp trên.
12, Tìm hiểu đổi tác trước khi gặp mặt đàm phán
Đây là kỹ năng cơ bản trong đàm phán kinh doanh muốn thành công. Đối tác có thể là người Việt, hoặc là người nước ngoài, họ sẽ có những thói quen ăn uống, hay những điều cấm kỵ,… nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước để tránh những điều không nên làm trong buổi gặp mặt. Việc hiểu rõ đối tác giúp chúng ta dễ nắm bắt tình hình, chăm sóc và làm hài lòng đối tác hơn.
13, Chú ý vẻ bề ngoài khi đi gặp đối tác
Vẻ bề ngoài sẽ giúp bạn tự tin với chính mình, và cũng là yếu tố để đối tác đánh giá tác phong, trình độ chuyên nghiệp của bạn trong công việc. Hãy đầu tư vào bề ngoài nếu bạn có buổi gặp mặt đàm phán quan trọng với khách hàng nhé!
14, Trong quá trình đàm phán, luôn quan sát và nắm bắt tâm lý đối tác
Cảm xúc, thái độ, tâm lý hay cử chỉ của đối tác sẽ nói lên suy nghĩ của đối tác đang muốn lúc đó như thế nào. Bạn phải quan sát và nắm bắt để tìm cách xử lý và giải quyết vấn đề, tránh cho đối tác cảm thấy khó chịu. Khi cảm thấy đối tác đang rất hài lòng thì ra quyết định ngay để ký kết.
15, Kỹ năng đàm phán – Không tỏ thái độ dẫn trước, đương đầu
Bạn không nên tỏ thái độ mình là người dẫn trước hoặc đương đầu, không chịu nhường. Vì nó sẽ khiến cho không khí trở nên căng thẳng, đối tác cảm thấy khó chịu và buổi đàm phán sẽ thất bại.
16, Lựa chọn địa điểm đàm phán phù hợp
Sau khi tìm hiểu về đối tác, xác định mức độ quan trọng và thế chủ động của mình là bao nhiêu, bạn sẽ lựa chọn địa điểm đàm phán phù hợp. Đó có thể là tại văn phòng của công ty bạn, văn phòng công ty đối tác, hoặc một không gian bên ngoài.
17, Luôn duy trì không khí buổi đàm phán
Hãy luôn duy trì không gian buổi đàm phán vui vẻ, thoải mái để mọi người dễ nói chuyện, không bị căng thẳng. Không khí buổi đàm phán sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sự ra quyết định của cả hai bên.
18, Im lặng cũng là một kỹ năng đàm phán
Một kỹ năng đàm phán nữa mà bạn nên nhớ đó là im lặng. Chúng ta sẽ im lặng vào những thời điểm thích hợp để thể hiện sự không đồng ý, thất vọng, sự bất bình, hoặc nhường lời cho đối phương,…
19, Đôi khi cũng cần nhượng bộ để đàm phán thành công
Ai cũng muốn đàm phán thành công và lợi ích thuộc về mình. Nhưng đối khi chúng ta cần nhượng bộ để buổi đàm phán được ký kết và hai bên hợp tác cùng nhau. Cho nên, không phải nhất thiết lúc nào cũng cương quyết bảo vệ lập trường của mình mà hãy nhượng bộ để cùng đi đến kết quả tốt nhất.
20, Đàm phán win – win
Đàm phán hai bên cùng có lợi, cùng trao đổi những lợi ích cùng nhận được. Không nên chỉ hướng đến lợi ích của bên mình mà bỏ qua những lợi ích mà đối tác muốn nhận được. Đàm phán hợp tác hai bên cùng có lợi.