Cách mời sếp đi ăn và cách ăn nói với Sếp

Cách mời sếp đi ăn và cách ăn nói với Sếp

Ở công ty, chúng ta luôn cố gắng hoàn thành công việc thật tốt và làm hài lòng Sếp. Việc giao tiếp thường xuyên với Sếp giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách giữa Sếp và nhân viên hơn, đồng thời giúp cả hai có thời gian để hiểu nhau và phối hợp công việc tốt nhất. Nhưng giao tiếp với Sếp không phải là chuyện dễ dàng, và không phải ai cũng tự tin để làm. Có rất nhiều người cảm thấy ngại, sợ sệt khi phải gặp Sếp và họ tìm cách tránh mặt, hạn chế gặp Sếp nhất có thể. Hay trong những buổi liên hoan công ty, họ không dám ngồi gần Sếp và cũng chẳng biết nói gì với Sếp cả. Vậy làm thế nào để có thể giao tiếp với Sếp tốt, có cách nào để mời Sếp đi ăn và nói chuyện với Sếp. Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta hãy cùng bytuong.com theo dõi bài viết Cách mời sếp đi ăn và cách ăn nói với Sếp này nhé!

Làm thế nào để mời Sếp đi ăn mà không bị hiểu lầm?

Đôi khi chúng ta rất muốn rút ngắn khoảng cách và gần gũi hơn với Sếp, nhưng ở công ty, công việc nhiều, Sếp thì luôn luôn bận rộn khiến chúng ta không có thời gian để hỏi thăm và trò truyện cùng Sếp. Vì vậy, chúng ta nghĩ ra ý tưởng sẽ mời Sếp đi ăn để tạo không khí thoải mái và mọi người dễ nói chuyện, gần gũi nhau hơn. Nhưng câu hỏi đặt ra là: “Làm sao để mời Sếp đi ăn một thoải mái và chắc chắn Sếp sẽ nhận lời?”

Trong công ty, chúng ta thường có những buổi liên hoan tập thể vào cuối tuần, những buổi ăn uống vui vẻ để kỷ niệm một sự kiện hay ngày lễ nào đó của công ty hoặc trong năm. Đây chính là cơ hội để bạn đưa ra lời mời chính đáng với Sếp mình. Đối với những người Sếp, họ rất muốn dành thời gian để gần gũi và hiểu nhân viên của mình hơn. Nên nếu không bận họ sẽ sẵn sàng nhận lời mời của bạn.

Việc tất cả mọi người cùng ăn uống và nói chuyện với Sếp sẽ tự nhiên và sẽ không ai hiểu lầm rằng bạn đang có ý đồ riêng với Sếp, nên đây là một cách để mời Sếp đi ăn cùng mọi người tốt nhất.

Khi đi ăn, nên nói chuyện gì với Sếp?

Vì thời gian tiếp xúc gần và hòa đồng với Sếp rất ít nên cũng sẽ có những người muốn tận dụng cơ hội này để lấy lòng và thân thiết hơn với Sếp. Nhưng cũng có những người cảm thấy lo lắng và không muốn nói gì. Dù bất cứ lý do gì, nhưng khi đang ngồi cùng bàn ăn và nói chuyện với Sếp, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Không nói dong nói dài, không tám chuyện lung tung: Việc trên bàn ăn mà chúng ta cứ luyên thuyên nhiều chuyện sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, khi đang ngồi với Sếp mà chúng ta lại bày tỏ thái độ hay nói không tốt về một đồng nghiệp nào đó trong công ty là không nên. Vì khi đó, Sếp sẽ đánh giá về thái độ và cách làm việc của chúng ta, dẫn đến việc để lại ấn tượng xấu trong lòng Sếp. Hãy hạn chế việc nói những chuyện ngoài lề và nói quá nhiều, luôn chú ý từng phát ngôn và câu từ mình sử dụng.

+ Hạn chế nhắc đến công việc: Thời gian đi ăn uống, nói chuyện vui vẻ với nhau là lúc mọi người đều muốn thư giản, giải tỏa những áp lực công việc khi ở công ty. Vì vậy, không nên nhắc đến những vấn đề liên quan đến công việc trên bàn ăn, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm khiến mọi người mất vui.

+ Không nên uống say: Hãy nhớ, dù chỉ là đi ăn với nhau bên ngoài nhưng bạn vẫn đang ngồi với Sếp. Trong những buổi giao lưu, liên hoan ăn uống như thế này cũng là lúc Sếp dành thời gian quan sát và đánh giá những nhân viên của mình. Vì vậy, khi chúng ta uống say và lỡ nhắc đến một vài vấn đề nhạy cảm trong công việc sẽ làm mất điểm trong mắt Sếp. Người Sếp sẽ đánh giá bạn rằng nếu bạn uống say ở một nơi khác và lại để lộ những bí mật của công ty thì sẽ thế nào. Từ đó, Sếp sẽ phòng ngừa và ít giao công việc quan trọng cho bạn hơn. Ngoài ra, việc uống say làm chúng ta không thể làm chủ hành động cũng như suy nghĩ của mình tại thời điểm đó, nên sẽ dễ gây là những hành động và lời nói không đáng có. Vì vậy, khi đi ăn cùng Sếp hãy hạn chế việc uống say để tránh những sai sót có thể xảy ra.

+ Vẫn luôn giữ khoảng cách và nhớ Sếp là Sếp của mình: chúng ta không thể vì muốn gần gũi, lấy lòng Sếp mà bất cứ chuyện gì cũng kể với Sếp. Hãy nhớ rằng, chưa chắc Sếp bạn đã muốn nghe. Dù đây là thời gian để mọi người gần gũi và cởi mở với nhau hơn nhưng vẫn luôn nhớ cần tôn trọng và giữ một thái độ nhất định với Sếp.

>> Ông chủ(Sếp), làm thế nào để giao tiếp thông minh, nhạy bén

Sếp nam và Sếp nữ, giao tiếp có giống nhau?

Sếp nam và sếp nữ sẽ có những cách giao tiếp khác nhau.

Đối với Sếp nam: khi bàn về một vấn đề trong công việc, chúng ta cần trình bày rõ ràng, ngắn gọn và sử dụng các con số để thuyết phục. Vì đàn ông thường suy nghĩ nhanh, quyết đoán và sẽ nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết chứ không dong dài.

Đối với Sếp nữ: với tâm lý muốn mọi thứ thật chi tiết và trình bày phải thật đầy đủ. Nên khi chúng ta giao tiếp với Sếp nữ cần chuẩn bị mọi thứ thật chi tiết, và luôn luôn thể hiện thái độ đang lắng nghe cấp trên của mình nói chuyện. Hãy sử dụng các trang từ như: hầu như, luôn luôn, hầu hết,… để thuyết phục cấp trên giao công việc cho mình.

Dù cấp trên là nam hay nữ, trong giao tiếp chúng ta đều cần bày tỏ cảm xúc, ý kiến của mình với vấn đề mà Sếp đang đề cập để biểu lộ rằng chúng ta đang lắng nghe và tiếp thu. Luôn tinh ý, nắm bắt những thái độ và cảm xúc thay đổi trong câu nói của Sếp để biết được Sếp quan tâm, để ý và cân nhắc đến vấn đề nào nhất. Từ đó, xoáy sâu vào vấn đề đó để thu hút sự chú ý của Sếp và tạo câu chuyện để có thể trò truyện thêm. Hãy luôn lắng nghe, chú ý cách giao tiếp, không để cảm xúc lấn át vào công việc và không dùng những lời lẽ nịnh hót quá lộ liễu để lấy lòng sếp.

Tìm hiểu tính cách của Sếp để giao tiếp tốt hơn

Mỗi người sẽ có những tính cách và thái độ trong công việc khác nhau. Đối với cấp trên của chúng ta cũng vậy. Để có thể giao tiếp, nói chuyện tốt với Sếp, chúng ta cần tìm hiểu xem Sếp thuộc tính cách nào và cách cư xử như thế nào để lựa chọn cách giao tiếp tốt nhất.

Trong công việc, chúng ta có thể gặp những vị Sếp có tính cách và thói quen như: nóng tính, lạnh lùng, khó gần, lười biếng, hay đa nghi, gia trưởng, hoặc người Sếp có những thói xấu như theo đuổi nhân viên nữ. Mỗi người Sếp chúng ta sẽ tìm cách cư xử thật tế nhị và khôn khéo nhất để không làm phật lòng Sếp mà công việc vẫn diễn ra thuận lợi.

Như đối với Sếp khó tính chúng ta cần giữ bình tĩnh và luôn luôn lắng nghe, không cãi lại hay tỏ thái độ khó chịu với Sếp. Đối với người Sếp đa nghi chúng ta có thể nộp báo cáo công việc hằng ngày để Sếp theo dõi và biết rằng chúng ta vẫn đang làm việc.

Giao tiếp trong công  việc cũng là một nghệ thuật mà chúng ta cần phải học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nhiều. Giao tiếp với Sếp cũng là một trong những nghệ thuật ấy. Việc giao tiếp với Sếp tốt giúp chúng ta tự tin hơn, làm việc hiệu quả hơn với cấp trên của mình. Hãy luôn dành thời gian lắng nghe, học hỏi từ người Sếp của mình. Đó cũng là một cách giao tiếp tốt với Sếp. Hy vọng với những chia sẻ nhỏ trong bài viết này, Bytuong.com đã gợi ý cho bạn một số cách giao tiếp với cấp trên của mình hiệu quả nhất. Mong rằng bạn sẽ vận dụng nó thành công. Chúc bạn may mắn nhé!

Trả lời