Gặp 3 kiểu người này, thì đừng bao giờ cho họ mượn tiền

Chúng ta đã từng gặp nhiều trường hợp người khác mượn tiền trả không đúng hạn hoặc thậm chí không trả, và họ cũng khéo tìm lý do để biện minh. Mượn tiền không chỉ làm cho hai bên khó xử mà còn dễ làm tổn thương tình cảm, vì vậy cho người khác vay tiền, bất kể có thể được trả lại hay về phương diện tình cảm mà nói, rủi ro cũng thật sự quá lớn.

Từ một quan điểm thực tế khác, cho bạn bè hay người thân vay tiền có bao gờ bạn tính lãi suất? Nếu phải tính lãi suất, bạn bè sẽ cho rằng bạn keo kiệt, nếu không tính lãi thì đối với bản thân bạn mà nói chẳng phải thiệt thòi, mất mát hay sao?

Đương nhiên, “cứu giúp trường hợp khẩn cấp không cứu người nghèo”. Có những người bạn rất khi làm phiền đến người khác. Nếu họ mở lời nói vay bạn tiền, chắc hẳn họ gặp phải tình huống cấp bách cần sử dụng tiền gấp, nếu bạn đủ rộng lượng có thể xem xét cho họ vay.

>> Người vay tiền hoặc bán nhà không biết kinh doanh đâu mà bạn học theo

Vậy rốt cuộc những người không nên cho họ vay tiền là người như thế nào?

Nếu bạn gặp phải 3 kiểu người này, xin hãy tránh xa:

1, Người vay tiền để cải thiện cuộc sống của họ

Kiểu người này không thiếu tiền mà mong muốn chi tiêu của họ vượt quá thu nhập. Mức lương hàng tháng chỉ có 5 triệu đồng, về căn bản là đủ sống nhưng họ lại muốn ăn ở nhà hàng đắt tiền, đeo đồng hồ hiệu, bản thân không kiếm đủ tiền thì đành phải vay mượn.

Tại sao không nên cho họ mượn tiền? Đầu tiên từ quan điểm của người đi vay mà nói, rất khó để cân bằng tâm lý, tiền tự mình vất vả làm ra bị người khác mượn mất trong khi tôi vẫn sống một cuộc sống khó khăn.

Thứ hai, từ quan điểm thực tế, những người như vậy không có khả năng kiểm soát ham muốn của họ và mong muốn của con người là vô tận. Họ không phải không muốn trả lại tiền mà là khả năng của họ không bao giờ theo kịp với chi tiêu, thậm chí nếu họ trả lại tiền đã vay, cũng có khả năng họ lại đi vay của người khác để trả cho bạn.

2, Người lấy tình cảm để nói chuyện tiền bạc

Kiểu người này thường là những người dễ gần, “lấy tình cảm ra để nói chuyện tiền bạc” trở thành một cái cớ để không trả lại tiền. “Chúng ta có mối quan hệ tốt như vậy, tôi chắc chắn sẽ không quỵt tiền của bạn đâu” chỉ khiến người cho vay cảm thấy tiến thoái lưỡng nan.

3, Người không có ý định trả lại khi vay tiền

“Một năm bạn kiếm cả trăm triệu, cho tôi 5 triệu thì đáng gì?”, “Bạn giàu vì bạn xứng đáng, tôi nghèo tôi có cái lý của tôi”,vv. Theo quan điểm của kiểu người này, số tiền họ mượn chỉ là một phần không đáng kể, không trả cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, vì vậy họ không bao giờ nghĩ đến việc trả lại. Kiểu người này rất phổ biến trong cuộc sống vì thế hãy cẩn thận.

Ngoài ra, những người không thân thiết, vay tiền đánh bạc, vay tiền đầu tư, người không có trách nhiệm, người không có ý thức trả lại tiền đều không nên cho vay tiền.

Làm thế nào để từ chối khi bạn không muốn cho vay?

Vấn đề này là một vấn đề lớn đối với người dân Việt Nam, nó đã bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ truyền thống, không muốn vì tiền mà đánh mất đi tình cảm bấy lâu, cho nên chỉ cần bạn bè mở lời thì không biết làm thế nào để từ chối.

Trên thực tế, thời đại xã hội phát triển như hiện nay, chúng ta nên từ bỏ khái niệm  “lấy tình cảm ra để nói chuyện tiền bạc”, hoặc là quan hệ tốt thì nhất định phải liên quan đến tiền.

Thứ nhất, thái độ cần phải chân thành, giải thích rằng bạn cũng thiếu tiền hoặc gia đình bạn đang cần tiền. Thứ hai, nếu người vay không tin rằng bạn không có tiền, thì bạn có thể đợi, đợi đến khi bạn có tiền mới cho họ mượn. Đây là kế hoạch kéo dài thời gian, bạn có thể kéo dài đến khi người vay mất kiên nhẫn và có thể trực tiếp nói với bạn rằng họ không cần vay nữa. Nói với họ, gia đình nắm giữ tài chính nên không có cách nào giúp họ được.

Trên đây là những phương pháp thường dùng để  từ chối trong cuộc sống. Thực ra những người có phần nhạy cảm về mặt cảm xúc nên hiểu rõ. Bạn đã từ chối lời yêu cầu vay tiền của họ, nếu có ai còn cố tình quấy nhiễu thì nên tuyệt giao, không cần xét đến tình cảm trước đây và đưa họ vào danh sách hạn chế.

Trước khi vay tiền chúng ta nên học hỏi phương pháp đánh giá tín dụng của ngân hàng, hiểu và phân tích toàn diện về tính cách, tình trạng thu nhập, tình trạng tài chính và mục đích vay của nhau, chỉ cho những người đáng tin cậy vay tiền.

Nếu mối quan hệ không tốt, không cần thiết phải cho vay. Chẳng may phải làm thủ tục pháp lý thì những điều khoản khi cho vay tiền rất quan trọng. Ngoài ra, dưới góc độ đầu tư mà nói, vay tiền càng nhiều rủi ro càng lớn, cho nên vay tiền nên suy nghĩ kỹ!

Trả lời